Chương 9.1: KHI NÀO BÁN CHỐT LỢI NHUẬN – BÁN KHI SUY YẾU VÀ CÂU CHUYỆN CON GÀ TÂY

Chương 9.1: KHI NÀO BÁN CHỐT LỢI NHUẬN – BÁN KHI SUY YẾU VÀ CÂU CHUYỆN CON GÀ TÂY

1. Bán khi cổ phiếu suy yếu

Nếu cổ phiếu có ngày hoặc tuần giảm giá mạnh nhất kể từ khi khởi đầu Giai đoạn 2, đây là một tính hiệu bán rõ ràng. Thậm chí điều này có thể xảy ra ngay sau khi xuất hiện những thông tin tốt trong báo cáo lợi nhuận (nhưng không ngon đâu). Đừng nghe truyền thông hay công ty nói, hãy nghe trực tiếp từ cổ phiếu, giá và volume, đó là hai thứ chân thật nhất bạn có thể tin được.

2. MA50 – “Kẻ dẫn đường trung hạn”

Quy tắc này dựa trên MA50, là đường xu hướng trung hạn đóng vai trò quan trọng với nhiều cổ dẫn dắt. Bạn có thể coi nó là một đường stoploss động của cổ phiếu.

Trong giai đoạn cuối của thị trường tăng giá, bạn nên chờ để bán khi cổ phiếu đang tăng giá mạnh và chốt lợi nhuận khi có được. Tuy nhiên, quy tắc này đặc biệt hữu ích trong giai đoạn đầu của thị trường tăng giá mới, khi cổ phiếu chỉ vừa bắt đầu tăng giá, và lệnh dừng lỗ động có thể hữu ích đề bắt được những sóng tăng lớn. Một vài cổ phiếu dẫn đất có tăng giá mạnh đến mức bạn phải ngạc nhiên trước khi chúng đóng cửa dưới đường trung bình di động 50 ngày.

3. Risk free trade (Chơi free)

Một khi cổ phiều đã tăng giá gấp 2 hoặc 3 lần mức dừng lỗ ban đầu (tương ứng 2R hoặc 3R), bạn sẽ có nhiều lựa chọn. Giả sử bạn đặt mức dừng lỗ 7% so với điểm mua mới và cổ phiếu tăng tiếp 14% trong 1-2 tuần tiếp theo.

Lựa chọn đầu tiên của bạn là bán một nửa và di chuyển lệnh dừng lỗ về điểm hòa vốn. Bạn bây giờ đã tham gia vào một cuộc chơi miễn phí với số cổ phiếu còn lại. Nghĩa là trong trường hợp tồi tệ nhất, bạn hòa vốn với phân nữa còn lại – trong khi bạn đã có trong tay khoảng lợi nhuận 7% của nửa số cổ phiếu đầu tiên đã bán.

Lựa chọn thứ hai là bán một nửa và duy trì mức dừng lỗ 7% như cũ, bạn vẫn được chơi free.

Trường hợp tệ nhất là bạn hòa vốn cho toàn bộ vị thế, trong khi mức dừng lỗ này vẫn có đủ không gian cho những biến động giá cao hơn (so với lựa chọn đầu tiên). Bạn đang tài trợ cho rủi ro này bằng lợi nhuận có được từ việc chốt nửa số cổ phiều đầu tiên. Tất nhiên, bạn vẫn có thể giữ nguyên toàn bộ vị thế và đặt cược tất cả rủi ro, nhưng tôi thích nghe tiếng kêu leng keng của tiền hơn. Tôi cố gắng đưa bản thân luôn ở thế “chơi free” nhằm bắt các khoản lợi nhuận lớn hơn.

4. Điểm chặn (Back Stop)

Điểm chặn là một điểm dừng lỗ mang đến cho bạn một khoản lãi khi đóng lệnh. Mặc dù vẫn đủ không gian cho cổ phiếu biến động, nhưng tôi sẽ vẽ ra một đường mà tôi không chấp nhận cổ phiếu giảm thấp hơn mức đó. (Dạng trailing stop nâng dần).

Tôi thường sử dụng điểm chặn bằng hoặc cao hơn mức lãi trung bình của tôi, vì tôi muốn duy trì ít nhất là mức lãi trung bình và cải thiện nó theo thời gian.

Một lần nữa, bạn cần biết năng lực giao dịch thực sự của mình và hiểu các con số thống kê cá nhân. Giả sử mức lãi trung bình của bạn là 10%. Cổ phiếu bạn đang nắm giữ tăng 20%. Bạn có thể dĩ chuyển lệnh
dừng lỗ và thực hiện điểm chặn tại mức 10% , hoặc bạn có thể bán một nửa và tạo điểm chặn cho số cổ phiều còn lại.

Rất khó biết được mức đỉnh cao nhất mà cổ phiếu đạt được, nhưng điều này không phải là yếu tố cần thiết để đạt được thành tích giao dịch siêu hạng. Thay vì lo lắng và cố gắng bán tại đỉnh và mua vào tại đáy, mối bận tâm của bạn nên là:

Kiếm được một khoản lợi nhuận khá lớn và lặp lại điều này liên tục theo thời gian. Mục tiêu của bạn là bán được cao hơn sau khi mua chúng.

Như VCG khung Tuần. Ai cũng nghĩ nó sẽ chỉnh khi qua đỉnh 24 nhưng nó kéo trong 1 ngày luôn. Không ai đoán được đỉnh của nó cả

VCG khung Ngày. Bạn nghĩ nó tạo đỉnh ngắn hạn chưa? Mình thì không biết.

5. Ngoại lệ ở nền giá đầu tiên nhưng không bỏ qua ở nền giá cuối cùng

Bạn có thể cảm thấy rồi trí với điều tôi nói ngược lại ở đây: nên bán khi số ngày tăng giá nhiều hơn 70% so với số ngày giảm. Điều này là vì chúng ta đang nói về sự kiệt sức sau khi giá thoát ra khỏi nền giá cuối cùng, chứ không phải điểm phá vỡ và thoát ra khỏi nền giá đầu tiên.

Giống như bất cứ quy tắc nào, vẫn có một số ngoại lệ. Trong trường hợp này, nếu hành động giá mô tả ở trên xẩy ra từ nền giá đầu tiên thì được xem là tín hiệu tăng giá. Có dòng tiền lớn đang vào và giá cần đạt một mặt bằng chung mới.

Đó là lý do tại sao bạn cần biết cổ phiếu đang ở đâu trong chu kỳ sống (Cổ phiếu tăng đang ở nền giá thứ mấy ?)

Hòa phát đang tạo nền giá thứ 2 ?


Những hành động giá kiệt sức chỉ xảy ra sau khi thoát ra từ nền giá cuối cùng, mang lại cho bạn lý do hợp lý để bán cổ phiếu, mặc dù chúng khá giống với những tín hiệu mua sau khi hình thành điểm phá vỡ và thoát ra khỏi nền giá đầu tiên. Biết được cổ phiếu đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống sẽ giúp các bạn có những phản ứng thích hợp.

Siêu cổ DIG (Hàng anh 7) tích lũy và tạo nền giá trong cơn đại sóng thần 2021-2022

Có một câu chuyện rất nổi tiếng của Trường Money là để lại con gà tây, nó thể hiện khái quát quan điểm bán khi cổ phiếu suy yếu: Bạn bẫy con gà và khi con gà đầu tiên đi ra khỏi bẫy, bạn phải sập bẫy ngay để nhốt nhưng con gà còn lại nếu không chúng sẽ nối đuôi đi ra và mất hết.

Bạn có thể google về câu chuyện này. Bài viết tới đây là hết. Thực lòng mình giỏi bán khi giá lên hơn là bán khi giá suy yếu. Đôi khi bị chửi là chốt non nhưng thôi kệ, có tiền là ngon rồi. Cảm ơn anh em đã xem bài.

undefined