Bài 03: Price Action và chiến lược false breakout #Lớp học ứng dụng Price Action

Bài 03: Price Action và chiến lược false breakout

price-action-va-chien-luoc-false-breakout-1.png

Chúng ta đã đi qua hai bài viết cơ bản về Price Action, một bài giới thiệu về ứng dụng của Price Action đối với thị trường chứng khoán, bài thứ hai trình bày về các mô hình Price Action quan trọng để xây dựng các chiến lược hoàn chỉnh.

Nhà đầu tư chưa xem bài học trước thì có thể vào link dưới đây:
Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục bài số 3, dựa vào các mô hình Price Action ở bài 2 để xây dựng chiến lược. Bài viết lần này sẽ là chiến lược false breakout - tín hiệu đảo chiều cực mạnh trên đồ thị giá.

Có thể nói false breakout hay dịch ra tiếng Việt có nghĩa là phá vỡ giả là một trong những tin hiệu đáng tin cậy cho các nhà đầu tư theo Price Action có thể bắt đỉnh đáy một cách chính xác. Vậy false breakout là gì? Nó được sử dụng như thế nào? Chúng ta sẽ lần lượt đi vào nội dung chính nhé.

FALSE BREAKOUT LÀ GÌ?

False breakout hay phá vỡ giả là hành động giá vượt đỉnh hoặc xuyên đáy nhưng không đi tiếp mà quay đầu đảo chiều. Mô hình này cũng được xem là hành động bull trap / bear trap thường thấy trên thị trường. Do đó, nó thường thể hiện sự mắc bẫy của một bộ phận nhà đầu tư cố gắng mua đuổi theo giá dẫn đến đu đỉnh (mua ngay tại đỉnh) hoặc bán đuổi theo giá (bán ngay tại đáy).

price-action-va-chien-luoc-false-breakout-1.png

False breakout làm đảo chiều từ xu hướng tăng thành xu hướn giảm:

price-action-va-chien-luoc-false-breakout-2.png

Để không trở thành nạn nhân của false breakout hay bull trap / bear trap, nhất thiết nhà đầu tư không nên mua đuổi theo giá mà chờ đợi giá hình thành một mô hình false breakout rõ ràng sau đó mới nhảy vào hoặc ra thị trường.

LƯỚT SÓNG CỔ PHIẾU VỚI FALSE BREAKOUT NHƯ THẾ NÀO?

Lướt sóng với mô hình false breakout không phải là khó, nhưng nó không dễ để kiếm được lợi nhuận đâu, đòi hỏi nhà đầu tư phải có chút kỹ năng sử dụng false breakout.

Thứ nhất false breakout có thể xuất hiện ở mọi điều kiện thị trường: có xu hướng, tích lũy đi ngang hoặc đang đảo chiều. Tuy nhiên đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta, chỉ nên tìm mô hình false breakout trong xu hướng tăng để vào lệnh mà thôi.

Sau đây là một ví dụ về mô hình false breakout trong xu hướng tăng cho tín hiệu mua:

price-action-va-chien-luoc-false-breakout-3.png

Còn đây là một ví dụ về mô hình false breakout cho tín hiệu bán:

price-action-va-chien-luoc-false-breakout-4.png

Như chúng ta đã thấy, cả hai mô hình đều cho thấy giá đã có thời gian ngắn vượt đỉnh đáy nhưng cuối cùng lại không đi tiếp mà quay đầu lại, điều này cho thấy số lượng người cố gắng mua vượt đỉnh và bán vượt đáy hầu như rất yếu và đám đông thị trường dường như không ủng hộ theo xu hướng đó. Từ đó mà chúng ta có thể dự đoán được hướng đi tiếp theo của giá.

Đơn giản phải không nào? Nhưng để sử dụng false breakout một cách hiệu quả, chúng ta cần một số lưu ý sau:

+ False breakout xuất hiện ở những ngưỡng kháng cự / hỗ trợ cứng thì càng có ý nghĩa

+ Chỉ nên vào lệnh khi có false breakout đáy trong xu hướng tăng. Tránh bắt đáy tại các mô hình false breakout trong xu hướng giảm. Bắt đáy là một hành động hết sức rủi ro.

+ Một mã cổ phiếu không phải lúc nào cũng có false breakout. Nhà đầu tư giao dịch theo mô hình này cần chăm chỉ lọc hàng trăm mã cổ phiếu để tìm ra những mã cổ phiếu đang có dấu hiệu false breakout.

Tôi vừa trình bày xong bài học về mô hình Price Action đầu tiên - mô hình False breakout. Anh em cảm thấy mô hình này như thế nào?

Xem thêm:

>> Lớp học Price Action ứng dụng thị trường chứng khoán
 
undefined