Price Action nâng cao phần 2: mô hình phá vỡ vùng giằng co thất bại #Lớp học ứng dụng Price Action

Price Action nâng cao phần 2: mô hình phá vỡ vùng giằng co thất bại

price-action-nang-cao-phan-2-mo-hinh-pha-vo-vung-giang-co-that-bai-kakata.png

Sau phần giới thiệu về chuỗi bài Price Action nâng cao, chúng ta sẽ cùng bước vào mô hình đầu tiên trong 8 mô hình Price Action có thể ứng dụng thực tế vào thị trường chứng khoán.

Xem lại bài trước:

Mô hình đầu tiên mà chúng ta sẽ học là mô hình phá vỡ vùng giằng co thất bại.

TẠI SAO LẠI CÓ MÔ HÌNH PHÁ VỠ VÙNG GIẰNG CO THẤT BẠI

Thị trường tăng lên giảm xuống chính là do sự thay đổi trong tâm lý nhà đầu tư. Hay nói cho dễ hiểu hơn, mọi mô hình đảo chiều đều ẩn chứa sự biến đổi tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường. Do đó, muốn sử dụng tốt các mô hình Price Action, chúng ta không chỉ học bề ngoài của mô hình mà còn phải hiểu đằng sau mô hình đó thì tâm lý nhà đầu tư đang như thế nào nữa.

Thường thì nhà đầu tư thường kỳ vọng giá sẽ tăng lên giảm xuống để (có sóng) để có thể mua bán cổ phiếu. Nếu như thị trường cứ nằm yên một chỗ, họ sẽ mất kiên nhẫn và hành động một cách hấp tấp.

Khi giá vẫn còn đang giằng co (sideways) sẽ có nhiều nhà đầu tư đoán già đoán non mà mua bán sớm vì thiếu kiên nhẫn.

Giả sử giá lúc này sau khi giằng co thì bật xuống, phá vỡ (breakout) ra khỏi vùng giằng co đi xuống, nhiều trader sẽ nghĩ rằng giá đi xuống nên Short (bán) theo vì nghĩ nó sẽ giảm nữa, nhưng rốt cuộc nó lại tăng lên và quét hết các stoploss của người bán. Mà cắt lỗ của lệnh bán tức là lệnh mua, việc này làm cho giá không những không giảm mà còn tăng mạnh hơn nữa.

Đó là nguồn gốc hình thành của mô hình phá vỡ vùng giằng co thất bại.

MỘT MÔ HÌNH PHÁ VỠ VÙNG GIẰNG CO THẤT BẠI GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ?

Mô hình này xuất hiện và cho điểm mua bán tốt khi có 3 yếu tố sau đây:

+ Xuất hiện vùng giằng co

+ Xuất hiện phá vỡ (breakout) khỏi vùng giằng co

+ Sự phá vỡ đó là thất bại, tức là quay đầu chạy về vùng giằng co.


Chúng ta sẽ đi sâu hơn từng giai đoạn.

Giai đoạn giá giằng co

Chúng ta phải biết khi nào giá giằng co. Giá giằng co khi nó không tăng cũng không giảm mà dao động trong một biên độ hẹp.

Cách xác định giá bắt đầu giằng co hữu dụng nhất là mô hình inside bar
price-action-nang-cao-phan-2-mo-hinh-pha-vo-vung-giang-co-that-bai-kakata-1.png

Mô hình này cho thấy xu hướng trước đó kết thúc và bắt đầu đi ngang.

Ngoài ra, để xác định vùng giằng co thông thường chúng ta nên làm như sau:

+ Có 3 ít nhất 3 cây nến liên tiếp đóng cửa nằm trong vùng của một cây nến to trước đó. Tức là nhìn vào có vẻ không tăng cũng chẳng giảm. Nó là vùng giằng co đấy.

Dưới đây là ví dụ:

price-action-nang-cao-phan-2-mo-hinh-pha-vo-vung-giang-co-that-bai-kakata-2.png

Giai đoạn phá vỡ (breakout)

Giai đoạn phá vỡ chính là giai đoạn giá vượt ra khỏi vùng giằng co, tăng / giảm mạnh về 1 hướng.

Nếu nó phá vỡ lên trên vùng giằng co thì được gọi là phá vỡ tăng hay breakout tăng.

Nếu nó phá vỡ xuống dưới vùng giằng co thì được gọi là phá vỡ giảm hay breakout giảm.

price-action-nang-cao-phan-2-mo-hinh-pha-vo-vung-giang-co-that-bai-kakata-3.png

Giai đoạn phá vỡ thất bại

Đây là phần chủ yếu của setup này.

Thứ nhất, sự phá vỡ thất bại, hay từ chuyên ngành là false-breakout phải được diễn ra ngay lập tức. Tức là khi giá phá vỡ vùng giằng co thì nó phải thể hiện được sự thất bại ngay, càng nhanh càng tốt. Đó là tín hiệu cực tốt để vào lệnh. Tối đa là phải diễn ra trong 2 cây nến.

Nếu để càng lâu, thì tín hiệu sẽ càng yếu và xác suất thành công càng thấp.

Dưới đây là 1 ví dụ:

price-action-nang-cao-phan-2-mo-hinh-pha-vo-vung-giang-co-that-bai-kakata-4.png

theo như ví dụ này, vùng giằng co đã diễn ra trong 5 cây nến, cây nến thứ 6 phá vỡ vùng giằng co và đi lên, nhưng cây nến thứ 7 lại không tăng mà giảm xuống cho thấy cây nến thứ 6 và thứ 7 là hành động phá vỡ thất bại. Đây chính là tín hiệu bán cực đẹp trong thời điểm này.

Ba loại setup phá vỡ vùng giằng co thất bại

Trên thực tế, không phải cứ thấy phá vỡ vùng giằng co thất bại là chắc chắc sẽ chiến thắng. Chúng ta có 3 mức độ mạnh - trung bình - yếu cho từng setup theo quy tắc sau:

+ Sự phá vỡ (false - breakout) được cho là mạnh và có giá trị cao là khi cây nến sau dài hơn hoặc ít nhất là bằng cây nến trước (trong 2 cây nến phá vỡ thất bại).

+ Sự phá vỡ (false - breakout) được cho là trung bình và có giá trị trung bình là khi cây nến sau lớn hơn 50% so với cây nến trước (trong 2 cây nến phá vỡ thất bại).

+ Sự phá vỡ (false - breakout) được cho là yếu và có giá trị yếu là khi cây nến sau nhỏ hơn 50% so với cây nến trước (trong 2 cây nến phá vỡ thất bại).

price-action-nang-cao-phan-2-mo-hinh-pha-vo-vung-giang-co-that-bai-kakata-5.png price-action-nang-cao-phan-2-mo-hinh-pha-vo-vung-giang-co-that-bai-kakata-6.png price-action-nang-cao-phan-2-mo-hinh-pha-vo-vung-giang-co-that-bai-kakata-7.png

VÍ DỤ CHO LỆNH MUA VỚI MÔ HÌNH PHÁ VỠ VÙNG GIẰNG CO THẤT BẠI

price-action-nang-cao-phan-2-mo-hinh-pha-vo-vung-giang-co-that-bai-kakata-8.png

Còn đây là ví dụ thực tế trên chart phái sinh VN30F1M:

price-action-nang-cao-phan-2-mo-hinh-pha-vo-vung-giang-co-that-bai-kakata-11.png

VÍ DỤ CHO LỆNH BÁN VỚI MÔ HÌNH PHÁ VỠ VÙNG GIẰNG CO THẤT BẠI

price-action-nang-cao-phan-2-mo-hinh-pha-vo-vung-giang-co-that-bai-kakata-9.png

Còn đây là ví dụ thực tế trên chart phái sinh VN30F1M

price-action-nang-cao-phan-2-mo-hinh-pha-vo-vung-giang-co-that-bai-kakata-10.png

Tôi vừa chia sẻ xong mô hình đầu tiên trong chuỗi 8 mô hình phá vỡ vùng giằng co thất bại. Anh em muốn sử dụng tốt thì thực hành thường xuyên hơn nhé.

Xem tiếp phần 3: Price Action nâng cao phần 3: mô hình nến xu hướng thất bại

Xem thêm:

>> Lớp học ứng dụng Price Action
 
undefined