Góc nhỏ chia sẻ - Cách chọn kênh RSI có ý nghĩa trong thực tế #Phân tích theo indicator và các phương pháp khác

Góc nhỏ chia sẻ - Cách chọn kênh RSI có ý nghĩa trong thực tế

Goc-nho-chia-se-cach-chon-kenh-RSI-co-y-nghia-trong-thuc-te.JPG

Chào các bằng hữu, ở phần trước mình đã giới thiệu về phân đoạn và kênh của RSI, để chọn cho mình một phân đoạn hay một kênh làm cơ sở sẽ là một vấn đề mông lung, mình sẽ không để các bằng hữu bơ vơ như vậy đâu. Hãy cùng mình xem cách chọn nhé.


Cách chọn kênh RSI có ý nghĩa làm cơ sở

Việc đầu tiên chúng ta cần tìm một số phân khúc có sự liên kết qua các đỉnh các đáy, rồi sau đó sẽ hình thành được các kênh. Từ các kênh này ta chọn lọc ra một kênh có tín hiệu mạnh nhất làm cơ sở, các tín hiệu này có thể là tín hiệu phân kỳ âm, phân kỳ dương hoặc là phân kỳ ẩn tiếp diễn xu hướng. Kết hợp với thuận xu hướng ta sẽ dễ dàng chọn ra cho mình một kênh có ý nghĩa.
Để cho dễ hiễu mình sẽ lấy các minh họa qua từng công đoạn để ta nắm rõ:

Goc-nho-chia-se-cach-chon-kenh-RSI-co-y-nghia-trong-thuc-te-01.JPG
Ta xác định các phân đoạn có liên quan trong RSI. Các đường A, B, C kết nối một số đỉnh và đáy trong biểu đồ RSI. Liệu đây có phải là các đường có ý nghĩa cơ sở ? Không các bằng hữu hãy khoan đã.

Ở đường A kết nối các mức cao hơn trong chỉ số RSI, nhưng cũng tương ứng các mức giá cao hơn trong đường giá, do đó không có tín hiệu bán ở đường A.

Đường B, kết nói một số đáy thấp hơn ở bên trái biểu đồ và ở bên phải kết nối một số đỉnh của RSI, nhưng một lần nữa lại tương ứng các mức giá cao hơn, do đó cũng không có tín hiệu bán.

Đường C, dường như nó có một ý nghĩa quan trọng vì nó kết nối các cực trị trong RSI, nhưng không có một tín hiệu mua nào xuất hiện ở đường C.

Vậy có một điều bất ổn ở đây là không có tín hiệu bán, thì ta xác định được đây là xu hướng tăng.

Trong xu hướng tăng ta phải làm gì ? tìm kênh RSI nào ? Mình trả lời luôn là tìm các kênh giảm RSI, để có tín hiệu mua. Vậy xem tiếp bước tiếp theo nhé.

Goc-nho-chia-se-cach-chon-kenh-RSI-co-y-nghia-trong-thuc-te-02.JPG
Các bằng hữu chắc cũng thấy rất bất ngờ, khi chúng ta tìm tín hiệu bán không có, thì quay sang tìm tín hiệu mua ở các kênh RSI giảm thì lại cho chúng ta rất nhiều tín hiệu mua.
Ở đường A, các đỉnh giảm dần và thực tệ là giá có giảm đôi chút, khi chỉ số RSI xuyên phá khỏi phân đoạn A thì chi cho thấy lực mua khiêm tốn. Nhưng đã có tín hiệu mua đầu tiên.
Ở dường B là đường có ý nghĩa nhất vì nó có các đáy giảm dần trong RSI nhưng đường giá lại có các mức đáy cao dần thể hiện cho tiếp tục xu hướng nhưng chưa được mạnh mẽ.
Ở đường C đã cho tín hiệu mua mạnh hơn do kết nối đỉnh và đáy trong RSI rõ ràng đã gây ra hiệu ứng trượt ống từ giảm sang tăng trong đường giá.
Ở đường D đã chính thức bước vào xu hướng tăng, khi chỉ số xuyên phá khỏi D thì giá đã bứt phá mạnh mẽ hơn.
Ở đường E thì gây ra một hiệu ứng vô cùng mạnh mẽ và gấp khi chỉ số RSI xuyên phá khỏi đường E và liên tục chạm đường E tạo ra các đáy thấp dần, đường giá thì cao dần. Đây là phân kỳ ẩn biểu thị cho xu hướng tăng tiếp diễn nhưng không bền vững.

Kết luận: Ta chọn B-C làm kênh cơ sở có ý nghĩa nhất vì khi đáy không xuyên phá lãnh thổ Tăng khi chỉ số RSI giảm về 40 rồi quay trở lại lãnh thổ Tăng, tao các đỉnh vượt khỏi 70.

Vậy là mình vừa chia sẻ tới các bằng hữu cách chọn kênh có ý nghĩa cơ sở đề vào lệnh hoặc xác định các kênh tiếp diễn trong tương lai. Mong các bằng hữu rút tỉa ra cho bản thân được những điều tốt để phòng thân. Thân ái !!!

Xem thêm:

Góc nhỏ chia sẻ - Phân đoạn và kênh của RSI
 
undefined