Góc nhỏ chia sẻ - Chiều sâu của thị trường P.1 #Phân tích theo indicator và các phương pháp khác

Góc nhỏ chia sẻ - Chiều sâu của thị trường P.1

Goc-nho-chia-se-chieu-sau-cua-thi-truong-p1.JPG

Chào các bằng hữu, nay mình quay lại chia sẻ về các kiến thức mình mới học được. Chúng ta đã đi qua RSI chắc cũng đã đủ nhiều và dễ gây nhàm chán. Nên mình sẽ chia sẻ tới các bằng hữu một điều tương đối mới và lạ lẫm. Cùng mình xem nhé.


Chiều sâu của thị trường (Depth of Market - DOM)

Mình gọi ngắn gọn là DOM, khi nói về DOM thì chúng ta hiểu là một cách để đọc thị trường hiện tại và nó có một phong cách giao dịch mới và tất nhiên nó không chỉ là một cửa sổ nhập lệnh.

Quan trọng hơn nó không phù hợp với số đông nhưng chúng ta cần biết để có những thông tin để xử lý nhất là những bằng hữu giao dịch trong ngày hoặc giao dịch để kiếm sống. Nếu chúng ta không biết về những người giao dịch phong cách này thì chắc chắn họ sẽ lấy tiền từ túi của các bằng hữu.

Các bằng hữu sẽ có câu hỏi: cách ứng phó như thế nào ? Có lẽ các phần sau sẽ có giải đáp cho các bằng hữu. Kiên nhẫn chúng ta sẽ có câu trả lời.

Giải thích về Dom

Dom đơn giản là cách bố trí để đặt hàng trong tương lai và mua cổ phiếu của các nhà giao dịch, môi giới và người giao dịch của sàn.

Vào những năm 70, các nhà giao dịch-môi giới-giao dịch của sàn thường sử dụng 2 cái điện thoại để cho 2 lỗ tai và đó cũng là 1 kĩ năng để giao dịch. Sau này, có internet thì có một số sàn cung cấp các dịch vụ thực sự tốt ở năm 2000, ban đầu các sàn chỉ cung cấp giá thầu và hỏi giá, sau đó một số sàn tiếp tục cung cấp giao dịch từ một biểu đồ mà ngày nay chúng ta hay sử dụng.

DOM không chỉ cung cấp sự hiển thị giá của giá thầu và hỏi giá (bid-ask) mà còn hiển thị khối lượng của giá thầu (bid) hoặc cung cấp với giá gần đó. Đây là một lượng lớn thông tin mà trước đây hầu như là không có.

Với một nền tảng giao dịch chuyên sâu sẽ cho bạn thấy khối lượng này và cho phép các bằng hữu đặt hàng theo các mức khối lượng đó. Nó có thể cho bạn thấy các điều sau:
  • Xác định khối lượng(volumes) cao hay thấp
  • Phân biệt đâu là các lệnh giao dịch lớn
  • Tìm điểm hỗ trợ hoặc kháng cự
  • Xác định liệu 01 thị trường đang bị trễ lại so với 1 thị trường khác mà có liên quan đến 01, 02 giây
Khi đọc qua được 4 điều này chúng ta sẽ thấy rất thú vị và mình đã đi qua được phần khái niệm về DOM

Giao diện DOm ngày nay

Mình giới thiệu sơ qua một trong các dạng giao diện của Dom ngày nay, nó không phải là tất cả. Mình chỉ lấy được mình họa ở các sàn giao dịch mà mình biết.

Goc-nho-chia-se-chieu-sau-cua-thi-truong-p1-01.JPG
Dòng thứ 2 từ trên xuống nó biểu hiện cho số lượng hợp đồng đang chờ mua và chờ bán. Cần lưu ý nó không đại diện cho số lượng người mua vì có thể chỉ có 1 người mua nhưng với số lượng hợp đồng rất nhiều. Chúng ta không thể biết chắc được có bao nhiêu người mua-bán, chỉ đơn giản là tổng khối lượng hợp đồng mua-bán ở đó. Và ta biết được vị trí đơn hàng của ta đang ở đâu trong hàng đợi.

Cần lưu ý là các khối lượng này thay đổi liên tục khi mọi người, thuật toán thêm và thay đổi đơn đặt hàng.

Vậy là mình đã giới thiệu căn bản cho các bằng hữu về DOM, do bài viết đã dài nên mình ngưng tại đây và hẹn gặp các bằng hữu ở các phần sau của DOM.

Xem thêm:

Góc nhỏ chia sẻ - Những tư duy và công cụ bổ sung cho RSI P.1
 
undefined