Góc nhỏ chia sẻ - Sử dụng đường xu hướng và đường biên hiệu quả (Trendline) - Phần 2 #Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng

Góc nhỏ chia sẻ - Sử dụng đường xu hướng và đường biên hiệu quả (Trendline) - Phần 2

goc-nho-chia-se-su-dung-duong-xu-huong-hieu-qua.png

Chào các bằng hữu phần trước mình đã nói về độ dốc đường xu hướng để có thêm một cơ sở xác định lực của xu hướng đó mạnh, bền vững, yếu, ... Nay mình chia sẻ tiếp phần kết hợp đường biên và xu hướng lại để tăng độ hiệu quả. Ai chưa xem bài trước có thể xem ở đường dẫn sau

  • Tìm hiểu thêm:
Cách Vẽ Trendline và Đường biên xu hướng

Bản chất của một trendline rất đơn giản và bám sát đường giá thế nhưng hiện nay một số bằng hữu lại vẽ một đường biên với ý nghĩ của đường xu hướng, thế nên đôi khi lại sữ dụng không hiệu quả.

Khi nói về đường biên thì sẽ dễ gây tranh luận là: trên biểu đồ làm gì có đường biên hay giới hạn giá ? Thật ra thì đường biên vai trò chính của nó là để cho mình biết đó là dấu hiệu đảo chiều chính của một xu hướng, khi giá rớt ra khỏi đường biên thì nó sẽ đảo chiều xu hướng ở khung thời gian mình vào lệnh kiếm lợi nhuận

Vậy về hình thức thì đường biên và đường xu hướng nó dễ gây nhầm lẫn cho chúng ta vì nó phụ thuộc vào khung thời gian ta chọn vào lệnh kiếm lợi nhuận, còn đường biên là khung thời gian lớn hơn khung ta vào lệnh.

Mình sẽ minh họa bằng biểu đồ sau để chúng ta có thể hiểu đúng hơn về tên gọi là đường biên

goc-nho-chia-se-su-dung-duong-xu-huong-va-duong-bien-hieu-qua-trendline-01.png
Đây là khung thời gian W1 để ta vẽ nhưng nếu xét riêng một khung W1 này thì ta gọi là đường xu hướng cũng đúng nhưng vấn đề là ta không vào lệnh ở W1.

Ta lại vào lệnh ở các khung nhỏ hơn như D1 H4 và từ đây vấn đề sẽ bắt đầu vì lúc này giá sẽ chạy có lúc xa đường biên W1 và đường xu hướng thì phải bám sát đường giá. Biểu đồ ở khung H4 sẽ như sau:

goc-nho-chia-se-su-dung-duong-xu-huong-va-duong-bien-hieu-qua-trendline-02.png
Ở khung H4 ta có thể thấy xu hướng tăng ngắn hạn có giới hạn bởi đường biên W1 và giá chạm đó liền đảo chiều xu hướng H4 từ tăng sang giảm.

Bản chất của vấn đề ta có thể thấy đường xu hướng sẽ thay đổi vai trò của nó khi khung thời gian ta vào lệnh kiếm lợi nhuận sẽ biến thành đường Biên (boundary line). Vậy ta cần phải phân biệt rõ để lệnh của ta luôn có điểm vào và ra.

Giá xuyên phá đường biên (boundary line)

Đường biên là đại diện cho một xu hướng lớn ở khung thời gian lớn hơn khung thời gian ta vào lệnh kiếm lợi nhuận, khi giá xuyên phá đường biên một cách chắc chắn là tín hiệu cho ta biết xu hướng ở khung thời gian lớn đảo chiều.

Sự đảo chiều xu hướng chỉ được xác nhận khi phá được xu hướng Giảm bằng cách tạo ra các đáy và đỉnh cao hơn. Đừng vội vàng thấy giá xuyên phá đường biên mà tao vào lệnh.

Như trên biểu đồ đã xuyên phá đường biên nhưng chưa xác nhận bằng cách vượt qua giá ở đỉnh trước đó

goc-nho-chia-se-su-dung-duong-xu-huong-va-duong-bien-hieu-qua-trendline-03.png
Tới đây chắc các bằng hữu cũng đã thấy rõ được cách phân biệt rõ ý nghĩa của đường xu hướng và đường biên rồi, nếu ta kết hợp một cách tài tình khi thực chiến thì ta sẽ vỡ ra được rất nhiều vấn đề. Thân ái !!!

Xem thêm:

Góc nhỏ chia sẻ - Sử dụng đường xu hướng và đường biên hiệu quả (Trendline)
 
undefined