Ba mô hình bắt đỉnh đáy của phù thuỷ tài chính Linda B. Raschke (phần 2) - mô hình spike and ledge #Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng

Ba mô hình bắt đỉnh đáy của phù thuỷ tài chính Linda B. Raschke (phần 2) - mô hình spike and ledge

ba-mo-hinh-bat-dinh-day-cua-phu-thuy-tai-chinh-linda-b-raschke-phan-1-mo-hinh-fakeout-shakeout.jpg

Mô hình Spike and Ledge là mô hình thứ hai trong bộ ba mô hình “một bức tranh vạn lời nói” của nữ quái kiệt Linda B.Raschke dùng để xác định đỉnh đáy thị trường và xu hướng mới được hình thành sớm.


Ở bài trước, tôi đã giới thiệu với anh em mô hình đầu tiên của bà Linda có tên là fakeout-shakeout (bẫy giá và rung lắc), anh em áp dụng thấy như thế nào? Nếu anh em mới chưa đọc bài này thì vào link sau:

>> Ba mô hình bắt đỉnh đáy của phù thủy tài chính Linda B. Raschke (phần 1) - mô hình fakeout-shakeout

Trong bài viết ngày hôm nay, mô hình thứ hai sẽ được trình làng mang tên Spike and Ledge.

MÔ HÌNH SPIKE AND LEDGE

Mô hình Spike and Ledge cũng tương tự như mô hình fakeout-shakeout, tuy nhiên hành động có chút khác biệt. Điều đó thể hiện hành vi tích luỹ - phân phối của nhà cái vô cùng đa dạng chứ không theo một mô hình duy nhất. Sẽ còn rất nhiều mô hình khác mà anh em phải học để mong chiến thắng thị trường. Tuy nhiên, ba mô hình của bà Linda Raschke có xác suất chính xác cao nhất.

Về cấu trúc, mô hình Spike and Ledge (tạm dịch là tăng/giảm đột biến sau đó đi ngang) có 4 giai đoạn.
  • Giai đoạn 1: xu hướng đang bền vững, bất kể là xu hướng tăng hay giảm thì nó diễn ra bình thường với độ dốc và tốc độ vừa phải.
  • Giai đoạn 2: giai đoạn Spike, xu hướng đột nhiên tăng/giảm mạnh hơn giai đoạn bình thường, thậm chí là dốc lên 90 độ khiến cho nhà đầu tư cảm thấy giá tăng/giảm quá nóng mà lao theo. Cụ thể, giá tăng quá mạnh sẽ làm cho nhà đầu tư mua đuổi theo bất chấp giá. Ngược lại, giá giảm quá mạnh làm cho nhà đầu tư hoảng loạn bán cổ phiếu bằng mọi giá. Bạn nên nhớ rằng những người mua / bán đối ứng với bạn tại thời điểm đó chính là nhà cái.
  • Giai đoạn 3: giai đoạn ledge, lúc này giá sẽ tái phân phối / tái tích luỹ một lần nữa để hấp thụ hết lượng cung / cầu còn trên thị trường để dễ dàng thao túng giá hơn. Cụ thể, sau khi tạo một cú sụt giảm cực mạnh để kích thích nhỏ lẻ bán sạch hàng, giai đoạn Ledge diễn ra nhằm gom mua hàng từ những người bán còn lại. Lúc này lượng cầu từ nhỏ trên thị trường gần như rất ít.
  • Giai đoạn 4: đẩy giá, sau giai đoạn 3, lượng cung / cầu từ nhỏ lẻ gần như đã chuyển sang nhà cái, lúc này chỉ cần 1 lượng cung /cầu nhỏ cũng có thể là cho giá tăng giảm mạnh ra khỏi mô hình.
Sau đây là một mô hình Spike and Ledge đỉnh:

ba-mo-hinh-bat-dinh-day-cua-phu-thuy-tai-chinh-linda-b-raschke-phan-2-mo-hinh-spike-and-ledge-1.png

Giá đang tăng tốt thì bỗng nhiên tăng mạnh và dốc lên. Sau đó giá đi ngang gọi là Ledge. Khi giá giảm breakout qua khỏi vùng Ledge đó thì kích hoạt tín hiệu Sell, lúc nay chúng ta nên bán cổ phiếu vì giá đã tạo đỉnh rồi.

Đây là một mô hình chuẩn Spike and Ledge đáy:

ba-mo-hinh-bat-dinh-day-cua-phu-thuy-tai-chinh-linda-b-raschke-phan-2-mo-hinh-spike-and-ledge-2.png

Bây giờ chúng ta xem thực tế như thế nào nhé:

ba-mo-hinh-bat-dinh-day-cua-phu-thuy-tai-chinh-linda-b-raschke-phan-2-mo-hinh-spike-and-ledge-3.png
ba-mo-hinh-bat-dinh-day-cua-phu-thuy-tai-chinh-linda-b-raschke-phan-2-mo-hinh-spike-and-ledge-4.png

Mô hình Spike and Ledge đã được trình bày xong, anh em thực hành để áp dụng dễ dàng hơn nhé.

Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34

Xem thêm:

>> Các phương pháp bắt đảo chiều xu hướng cổ phiếu
 
undefined