Dấu hiệu nhận biết thời điểm thị trường rung lắc khi tái tích luỹ - tái phân phối #Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng

Dấu hiệu nhận biết thời điểm thị trường rung lắc khi tái tích luỹ - tái phân phối

dau-hieu-nhan-biet-thoi-diem-thi-truong-tai-tich-luy-tai-phan-phoi-kakata.jpg

Tích luỹ và phân phối là 2 trong 4 giai đoạn mà thị trường phải trải qua trong một chu kỳ chuyển động. Tin xấu là chúng ta không thể tránh được những giai đoạn này và nó chiếm rất nhiều thời gian khiến chúng ta phải chờ đợi khá lâu. Nhưng tin tốt cơ hội thường đến với những nhà đầu tư có thể phát hiện sớm và phản ứng kịp thời khi những giai đoạn này vừa kết thúc.

Ngoài hai giai đoạn tích luỹ và phân phối, thị trường còn xảy ra những đợt tái phân phối hoặc tái tích luỹ trước khi nó bắt đầu tăng mạnh hoặc gỉam mạnh. Rất hay là nó diễn ra theo mô hình và chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết sớm những mô hình đó. Theo Mr. Martin Pring, mô hình đó gọi là shake-out pattern - mô hình rung lắc. Sở dĩ gọi là rung lắc là vì theo đúng bản chất của nó, mô hình này xuất hiện thể hiện hành động rung lắc nhằm loại những nhà đầu tư nhỏ lẻ ra khỏi thị trường trước khi giá tăng / giảm. Cụ thể như thế nào, tôi sẽ cùng anh em phân tích mô hình này nhé.

MÔ HÌNH RUNG LẮC - HÀNH ĐỘNG CỦA DÒNG TIỀN LỚN

Mô hình Rung lắc (mô hình Shake out) lần đầu tiên được giới thiệu trong quyển sách Pring on Price Patterns bởi Mr. Martin Pring - một huyền thoại trong làng đầu tư tài chính. Anh em có thể tìm đọc thêm để nâng cao kiến thức nhé.

Mô hình Rung lắc sẽ trải qua 4 giai đoạn, sau khi nó hoàn thành, giá sẽ tăng giảm rất mạnh.

Cụ thể với mô hình Rung lắc giảm (tái phân phối) chúng ta sẽ có 4 giai đoạn:
  • Giai đoạn 1 - Tăng cực mạnh khiến cho nhà đầu tư tham lam mua đua theo giá và bị kẹp ngay tại đỉnh
  • Giai đoạn 2 - Giảm mạnh nhưng ngắn hơn giai đoạn 1 làm cho nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo một phần hàng đã mua ở đỉnh.
  • Giai đoạn 3 - Rung lắc, giá tạo các mô hình (hai đỉnh / ba đỉnh / vai đầu vai) nhằm phân phối 1 lần nữa khiến cho nhà đầu tư nhảy vào mua lại.
  • Giai đoạn 4 - giảm mạnh, kết thúc mô hình, nhà đầu tư bán trong hoảng loạn khi thị trường hình thành xu hướng giảm dài.
Dưới đây là một mô hình Rung lắc kinh điển:

dau-hieu-nhan-biet-thoi-diem-thi-truong-tai-tich-luy-tai-phan-phoi-kakata-1.png

Với mô hình Rung lắc tăng (tái tích luỹ) hành động cũng sẽ tương tự như vậy. Nếu anh em chưa hình dung được mô hình này diễn ra thực tế như thế nào thì chúng ta cùng xem một số ví dụ nhé.

VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ MÔ HÌNH RUNG LẮC - TÁI TÍCH LUỸ / PHÂN PHỐI

Dưới đây là một ví dụ về mô hình rung lắc giảm - tái phân phối của mã cổ phiếu NAF trong năm 2016. Anh em theo dõi từng giai đoạn của nó nhé:

dau-hieu-nhan-biet-thoi-diem-thi-truong-tai-tich-luy-tai-phan-phoi-kakata-2.png

Rõ ràng, sau giai đoạn hình thành mô hình rung lắc, gia đã giảm cực mạnh và cực sâu. Anh em lưu giai đoạn này khi giá đang phân phối để tránh mua vào nhé.

Vậy còn đối với mô hình rung lắc tăng - tái tích lũy thì sao? Anh em xem ví dụ bên dưới để thấy giá được đẩy lên như thế nào sau khi rung lắc nhé:

dau-hieu-nhan-biet-thoi-diem-thi-truong-tai-tich-luy-tai-phan-phoi-kakata-3.png

Mô hình trong ví dụ này diễn ra trong thời gian khá ngắn, tuy nhiên giá lại chuyển động vô cùng mạnh mẽ sau khi tái tích lũy. Anh em có thể tìm thêm một số ví dụ ở một số mã khác, và trong tương lai, chúng xuất hiện khá nhiều trong năm tùy vào chu kỳ tăng giảm của giá.

Tôi vừa chia sẻ xong một mô hình khá hay giúp anh em có thể nhận biết được các giai đoạn tích lũy / phân phối của giá. Nếu thấy hữu ích anh em like và share bài viết này nhé.

Xem thêm:

>> Lần theo dấu vết dòng tiền lớn bằng chỉ số sức mạnh tương đối Relative Strength
 
undefined