[Học phân tích cơ bản] 7 chỉ số về dòng tiền mà nhà đầu tư cần phải biết khi phân tích doanh nghiệp #Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán

[Học phân tích cơ bản] 7 chỉ số về dòng tiền mà nhà đầu tư cần phải biết khi phân tích doanh nghiệp

7-chi-so-ve-dong-tien-ma-nha-dau-tu-can-phai-biet-kakata-1.jpg

Bảng cân đối kế toán và các chỉ số thu nhập liên quan là một trong những bộ chỉ số bạn sử dụng khi phân tích một công ty.


Tỉ số thanh toán nhanh và tỉ số thanh toán hiện hành

Tỉ số nợ trên vổn chủ sở hữu

Tỉ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu


Điều gì mà các bản cân đối kế toán và bảng báo cáo hoạt động kinh doanh bỏ quên?

Khi nói đến việc thực hiện phân tích khả năng thanh toán, sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ tốt hơn khi sử dụng bảng cân đối kế toán hoặc bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận gộp rất quan trọng, nhưng nó không cho bạn biết liệu một công ty sẽ tồn tại hay không.

Thật không may, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phân tích các tỷ số về dòng tiền lại không được đánh giá cao.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có rất nhiều con số không liên quan đến tiền như các khoản khấu hao, mà khoản này thì không ảnh hưởng đến dòng tiền. Trên lí thuyết, khi bạn nhìn vào phần trên cùng của bản báo cáo tài chính, nó có vẻ như công ty tạo ra tiền hay mất tiền khi bạn tính toán khấu hao. Khoản tiền vào và ra thực tế có thể thể hiện một bức tranh khác.

Tất cả những gì bạn có thể muốn biết là phân biệt giữa phương pháp kế toán dồn tích và dòng tiền.

Bảng cân đối kế toán có sự hạn chế của nó vì nó ghi nhận tình trạng sức khỏe tài chính của công ty trong một giai đoạn nhất định.

Phân tích một hoạt động liên tục nhất quán thường khó để tính toán.

Có rất nhiều trường hợp bảng cân đối kế toán thoạt nhìn trông có vẻ tốt ở một quý, nhưng sau đó nhà đầu tư bị bất ngờ bởi các bong bóng nợ, các khoản thâm hụt tiền và công ty rơi vào khủng hoảng nghiêm trong.

Nhưng báo cáo lưu chuyển tiền tệ hoạt động để gỡ rối các con số kế toán và những thay đổi từ báo cáo này để đưa ra một con số mà bạn thực sự quan tâm.

Tiền mặt là vua

Giống như phố WALL thích thu nhập, đông cơ cốt lõi phía sau một doanh nghiệp và thu nhập là tiền mặt.

Tiền mặt tạo ra thu nhập

Một số người nghĩ rằng đây giống như câu chuyện con gà và quả trúng, nhưng nó đơn giản hơn.

Nếu một doanh nghiệp không có tiền và không thể duy trì khả năng thanh toán bằng tiền mặt, sẽ không thể nào có thu nhập.

Thu nhập được tạo ra từ tiền mặt, không có cách nào khác.

Hãy tìm hiểu sâu về các chỉ số liên quan đến dòng tiền

Mục đích của các chí số về dòng tiền này là cung cấp càng nhiều thông tin chi tiết càng tốt để bao quát tất cả. Bằng cách nà, bạn có thể tự mình thử và chọn những công ty phù hợp để đầu tư.

Khi sử dụng các chỉ số này, điều quan trọng là so sánh các tỷ lệ giữa các đối thủ cạnh tranh.

Con số giữa các ngành và lĩnh vực sẽ khác nhau, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đang so sánh các đối tượng trong cùng lĩnh vực hoặc có điểm tương đồng nhất định.

1. Chỉ số dòng tiền hoạt động kinh doanh

7-chi-so-ve-dong-tien-ma-nha-dau-tu-can-phai-biet-kakata-2.png

Dòng tiền từ hoat động kinh doanh/ Doanh thu

Sử dụng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh thay vì dòng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh là một cách khác bạn có thể sử dụng để tính toán hầu hết các chỉ số về lưu chueyển tiền tệ.

Đối với tỷ lệ dòng tiền này, nó cho bạn thấy bạn nhận được bao nhiêu đô la tiền mặt cho mỗi đô la bán hàng.

Không giống như phần lớn các chỉ số trên bảng cân đối kế toán nơi mà có một ngưỡng các chỉ số nhất định bạn muốn tìm kiếm( BV < 1 là rẻ, tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở<1 …) không có một tỉ lệ chính xác.

Tỉ lệ phần trăm càng cao thì càng tốt vì nó cho thấy công ty tạo ra lợi nhuận như thế nào.
Mẹo: Hãy chắc rằng dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh tăng cùng chiều với doanh thu theo thời gian. Bạn sẽ không muốn nhìn thấy nó chênh lệch với cái còn lại quá nhiều bởi đây là dấu hiệu suy yếu và mâu thuẫn lẫn nhau.

2. Chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản

7-chi-so-ve-dong-tien-ma-nha-dau-tu-can-phai-biet-kakata-3.jpg

Dòng tiền thuần từ hoạt độngkinh doanh/Tổng tài sản

Tương tự như ROA, nhưng sử dụng dòng tiền thuần từ hoạt đông kinh doanh thay cho thu nhập thuần.

Chỉ số cơ bản này giúp bạn hiểu được công ty sử dụng tài sản như thế nào để tạo ra dòng tiền.

Nó được sử dụng tốt nhất để xem xu hướng quá khức cũng như so sánh với các đối thủ cạnh tranh

Tip: Thay về sử dụng tổng tài sản, tỉ lệ có thể được làm tinh gọn bởi việc sử dụng nguyên giá tài sản cố định

Thay thế: Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/Nguyên giá tài sản cố định.

3. Chỉ số về khả năng trả nợ ngắn hạn

7-chi-so-ve-dong-tien-ma-nha-dau-tu-can-phai-biet-kakata-4.png

Để đánh giá về khả năng thành toán, đây là một chỉ số hiệu quả

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/ Nợ ngắn hạn

Hoặc (Dòng tiền tuần từ hoạt động kinh doanh- cổ tức)/Nợ ngắn hạn

Công thức loại trừ tiền cổ tức sẽ chính xác hơn vì nó đưa ra một bức tranh rõ ràng hơn về dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Công thức này cho bạn biết về các công ty quản lý các khoản nợ

Ví dụ: Giá trị của dòng tiền thuần từ hoạt động kinh donah/nợ là 4.3, điều này có nghĩa là dòng tiền hiện tại có thể trả lớn gấp 4.3 lần so với các khoản nợ.

Chỉ số này càng cao càng tốt.

Nếu chỉ số này nhỏ hơn 1, công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Khi đánh giá về sự ổn định tài chính trong ngắn hạn của doanh nghiệp, sử dụng tỷ lệ này sẽ hiệu quả và chính xác hơn các tỷ lệ thanh toán nhanh (Quick ratio) hoặc tỷ lệ thanh toán hiện hành (Current ratio).

Tip: Tỉ số này dùng để phân tích các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Nó có thể bao gồm cả khoản nợ dài hạn đến ngày đáo hạn.

Thay thế:

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/ Nợ vay ngắn hạn

Dòng tiền tự do/Nợ ngắn hạn

Dòng tiền tự do/ Nợ vay ngắn hạn


4. Chỉ số về khả năng trả nợ dài hạn

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/Nợ dài hạn

Hoặc ( Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh-cổ tức)/Nợ dài hạn

Nếu bạn có một chỉ số về nợ ngắn hạn, nó sẽ toàn diện hơn nếu có thêm một chỉ số về nợ dài hạn

Một lỗi phổ biến thường thấy là ngừoi ta thường gộp nợ ngắn hạn với nợ dài hạn, nợ vay và nợ chiếm dụng mà không tách nó ra.

Đó là lý do tại sao nếu bạn chỉ sử dụng tỷ lệ Nợ / Vốn chủ sở hữu, bạn nên bắt đầu xem xét Nợ ngắn hạn / Vốn chủ sở hữu và Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu.

Nhưng một lần nữa, sử dụng các con số từ dòng tiền cho bạn đánh giá ngay về việc công ty có thể trả hết nợ hay không.

Con số càng cao, công ty càng cần nhiều tiền từ hoạt động để trả nợ.

Nếu tỷ lệ đang có xu hướng giảm, ban lãnh đạo có thể tăng thêm vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu, hoặc vay nợ thêm.

Thay thế: Dòng tiền tự do/Nợ dài hạn

5. Khả năng thanh toán lãi vay

(Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh+ Lãi vay+Thuế)/Lãi vay

Kết quả bạn nhận được từ phép tính này sẽ cho bạn biết về khả năng của công ty trong thanh toán các khoản lãi vay

Một công ty sử dụng đòn bẩy càng cao( vay càng nhiều) sẽ có bội số này thấp.

Một công ty có bảng cân đối kế toán mạnh sẽ có bội số cao.

Nếu tỉ lệ này nhỏ hơn 1, công ty có khả năng vỡ nợ cao

Thay thế: Bằng cách thay thế Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh cho dòng tiền tự do, nó cho bạn biết liệu công ty có tể trả hết tiền lãi từ dòng tiền tự do hay không. Tất nhiên dòng tiền tư do phải dương mới thay thế được.

Thay thế: (Dòng tiền tự do +Thuế + Lãi vay)/ Lãi vay

6. Chỉ số về khả năng tạo tiền mặt

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/ (Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh+ Tiền từ hoạt động đầu tư + Tiền từ hoạt động tài chính)

Chỉ số này được đưa ra nhằm đánh giá khả năng của công ty trong việc tao ra dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, so sánh với tổng dòng tiền vào doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, công thức này cũng dùng để so sánh các doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp tạo ra dòng tiền hoạt động sẽ tốt hơn nhiều một doanh nghiệp phát hành cổ phiếu liên tục để chi trả cho các hoạt động của mình.

7. Chỉ số về dòng tiền hoạt động tài chính

Tiền từ hoạt động tài chính/ Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Chỉ số này so sánh dòng tiền từ hoạt động tài chính và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để đánh giá mức phụ thuộc của công ty vào hoạt động tài chính.

Chỉ số này càng cao nghĩa là công ty càng phụ thuộc nhiều vào dòng vốn đến từ bên ngoài như nợ vay hoặc phát hành thêm cổ phiếu.

Thông thường những doanh nghiệp có tài chính ổn định thường có chỉ số này âm, tức là công ty không phụ thuộc quá nhiều vào dòng tiền bên ngoài bởi dòng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh rất lớn, họ trả các khảon nợ dẫn đến dòng tiền tư hoạt động đầu tư âm.

Tuy nhiên nếu chỉ số này âm là do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm thì là dấu hiệu xấu, đây sẽ là cảnh báo cho bạn nếu tình trạng này kéo dài.

Xem thêm:

>> [Học phân tích cơ bản] Tìm hiểu về vốn lưu động và vai trò khi phân tích doanh nghiệp
 
undefined