Kakata in CFA: Kỹ thuật Financial Analysis #Môn Financial Reporting Analysis

Kakata in CFA: Kỹ thuật Financial Analysis

kakata-in-cfa-ky-thuat-financial-analysis.jpg

Financial analysis - Phân tích tài chính, cái tên nghe có vẻ cao siêu xa cách nhưng thật sự lại vô cùng gần gũi. Hôm nay Kakata tiếp tục giới thiệu bài viết về Financial Analysis, phân tích tài chính như thế nào trong CFA nói riêng và trong phân tích báo cáo tài chính nói chung.

Đầu tiên là lời giới thiệu về các chỉ số tài chính


kakata-in-cfa-ky-thuat-financial-analysis-1.jpg

Nhiều người có thể nói thao thao bất tuyệt về các chỉ số tài chính và ứng dụng, nhưng đôi lúc lại thiếu cái nhìn bao quát của một bức tranh chung của một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Nhìn chung, các chỉ số là công cụ thích hợp để phân tích khi ta đặt những chỉ số này trong sự so sánh ở cả trong nội tại doanh nghiệp lẫn so sánh với các công ty trong cùng một ngành hay giữa ngành này hay ngành khác sẽ có thay đổi ít hay nhiều.

Thông thường các chỉ số tài chính (financial ratios) được dùng để làm sáng tỏ các nội dung sau:

kakata-in-cfa-ky-thuat-financial-analysis-2.jpg

Thứ nhất
, dự phóng các dòng thu nhập và dòng tiền trong tương lai.
Thứ hai, xác định tính linh hoạt của doanh nghiệp trong việc tăng trưởng và đáp ứng các điều kiện các tình huống không xác định phát sinh.
Thứ ba, đánh giá hiệu quả quản trị của doanh nghiệp
Thứ tư, đánh giá sự thay đổi trong doanh nghiệp và trong các ngành nghề khác nhau qua thời gian
Và cuối cùng, không kém phân quan trọng là việc so sánh có những là ưu nhược điểm của doanh nghiệp đặt trong một ngành cụ thể với những đối thủ của chính doanh nghiệp.

Thật sự, không phải việc đem những chỉ số tài chính ra là có thể hô mưa gọi gió, có thể dự phóng tài chính như một vị thần. Không, mục tiêu của kỹ thuật Financial Analysis không phải như vậy, người Analyst phải có chính kiến của mình, còn những dòng số chạy trên báo cáo tài chính và chạy trên book excel cũng khó có thể nào đại diện hết cho một business model được.

Thông thường hạn chế của những chỉ số tài chính (ratios) bao gồm:

kakata-in-cfa-ky-thuat-financial-analysis-3.jpg

Đầu tiên,
thường chỉ số không thể hiệu quả khi đứng view một mình, những chỉ số này chỉ được hiệu quả khi đem so sánh với những firms khác nhau hoặc đem so sánh với lịch sử hoạt động của chính nó.

Thứ hai, việc đem so sánh giữa những công ty khác nhau thường cũng thiếu sự relevant khi mà cách thức lên số trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có một số điểm khác như chuẩn mực IFRS của thế giới khác với VAS của Việt Nam và lại khác với GAAP của Hoa Kỳ.

Thứ ba, đối với một doanh nghiệp đa ngành nghề thường cũng khá khó khăn để xác định đâu là ratio hợp lý của một doanh nghiệp. Thường thì sẽ lấy trung bình, tuy nhiên việc này cũng khó đêm lại độ tin cậy cao.

Thứ tư, nhiều kết luận không thể nào được link bởi một chỉ số đơn lẻ. Tất cả những chỉ số tài chính phải được view kỹ càng đồng thời việc xác định mục tiêu của giá trị so sánh cho một chỉ số thì khá khó khăn và cần đòi hỏi phải xác định được một miền giá trị hợp lý thay vì số cụ thể.

Điểm danh một số chỉ số tài chính mà dân Analyst không thể quên nào

kakata-in-cfa-ky-thuat-financial-analysis-4.png

Có nhiều chỉ số khác nhau nhưng có 5 loại chính: (1) Chỉ số hoạt động-Activity ratio đo lường sự tối ưu hóa việc sử dụng tài sản hoặc doanh thu, (2) Chỉ số thanh khoản - Liquidy ratio đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi nợ ngắn hạn đến hạn, (3) Solvency ratio cho thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp đối với những khoản vay dài hạn, (4) Chỉ số sinh lời - Profitability ratio cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận trên một đơn vị doanh thu hay là tổng tài sản.

Thanks and hope the luck be with you!!!


 
undefined