Mua đỉnh - Bán đáy. Hé lộ lý do tại sao chúng ta luôn phạm phải sai lầm nghiêm trọng này. #Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán

Mua đỉnh - Bán đáy. Hé lộ lý do tại sao chúng ta luôn phạm phải sai lầm nghiêm trọng này.

Mua đỉnh - Bán đáy.jpg
Chào các bạn, hôm nay chúng ta lại tiếp tục với Series về VPA - một phương pháp phân tích Khối lượng và giá, cũng có thể xem đây là 1 trong những nền tảng quan trọng mà chúng ta buộc phải nắm vững trước khi nghiên cứu sâu về các quy luật Wyckoff.

Và như trong tiêu đề bài viết, hôm nay mình sẽ giải mã cho các bạn biết tại sao đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta thường hay bị rơi vào tình trạng mua đỉnh - bán đáy.

Trong những bài viết trước,chúng ta đã xây dựng được các bước nền tảng cơ bản của VPA và áp dụng cách phân tích này trên những nến đơn, và sau đó là sử dụng phương pháp này trên 1 tập hợp nhiều nến. Và trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau thu nhỏ biểu đồ lại để có 1 cái nhìn tổng quan trên toàn bối cảnh thị trường, bên cạnh đó chúng ta cũng sẽ tìm hiểu một số khái niệm mới nhằm đưa mọi thứ vào trong một bối cảnh.

Trước tiên chúng ta sẽ làm quen với 5 khái niệm - có thể coi là nền tảng chính của VPA:
  1. Tích lũy
  2. Phân phối
  3. Kiểm tra
  4. Cao trào bán
  5. Cao trào mua
Để hiểu được các thuật ngữ này, trước tiên chúng ta sẽ cùng nhắc lại 1 câu nói mà trong những bài viết trước mình có đề cập đến:
" Để có thể hiểu được hành động của các chuyên gia, nhà đầu tư phải học cách suy nghĩ về các chuyên gia như những thương gia, những người muốn bán hết hàng tồn kho của họ ở mức giá bán lẻ. Khi họ đã dọn dẹp được tất cả hàng tồn kho, họ sẽ tìm cách sử dụng lợi nhuận của mình để mua thêm hàng hóa tại giá sỉ."

Cách đơn giản nhất để nghĩ về khối lượng theo hành động giá thị trường là sử dụng sự tương tự như việc buôn bán. Để giữ cho mọi thứ dễ hiểu, chúng ta tạm thời quy ước rằng những nhà tạo lập thị trường, những tổ chức lớn, những ngân hàng trung ương, v.v là những " Người trong cuộc". Vì vậy, những người trong cuộc là những thương nhân sở hữu những kho hàng và mục tiêu chính của họ là kiếm tiền để mua hàng với giá sỉ và sau đó bán ra với giá lẻ.

Bên cạnh đó, cũng cần nhớ rằng thị trường cần thời gian để chuyển biến mạnh mẽ, và điều này cũng được đưa ra trong quy luật thứ 2 của Wyckoff về nguyên nhân và kết quả. Chúng ta sẽ luôn thấy những sự tăng giảm giá, khi thị trường Pullback hoặc đảo chiều trong 1 xu hướng dài hạn hơn. Nhưng, để những thay đổi lớn trong xu hướng xảy ra, điều này cần có thời gian. Thời gian thực hiện càng lâu ( nguyên nhân), sự thay đổi ( kết quả) càng lớn. Một số thị trường có thể mất vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng, trước khi chúng sẵn sàng chuyển biến mạnh mẽ, trong khi các thị trường khác có thể chỉ mất vài ngày.

Khái niệm đầu tiên: Tích lũy
Mua đỉnh - Bán đáy 2.png

Trước khi những người trong cuộc có thể bắt đầu làm bất cứ điều gì, họ cần đảm bảo rằng họ có đủ hàng tồn kho, để đáp ứng đủ nhu cầu. Hãy nghĩ về điều này như một thương gia sắp bắt đầu 1 chiến dịch quảng cáo lớn cho sản phẩm của mình. Sẽ thật là 1 thảm họa khi người thương gia đó dành toàn bộ thời gian, công sức và tiền bạc để chuẩn bị cho chiến dịch quảng cáo, để rồi nhận ra rằng ông không còn gì để bán. Điều này cũng tương tự như những người trong cuộc, nếu họ tạo ra nhu cầu, thì họ cần nguồn cung để đáp ứng nhu cầu này.

Nhưng, làm thế nào để họ lấp đầy kho của họ trước khi bắt đầu bất kỳ chiến dịch nào? Đây là nơi giai đoạn tích lũy hình thành, và cũng giống như bất cứ nhà kho nào, nó cũng cần thời gian để lấp đầy. Đương nhiên, nhà kho sẽ không thể được lấp đầy chỉ với 1 lần tải hàng, mà có thể cần đến hàng trăm lần tải hàng để lấp đầy nó. Và tương tự như việc lấp đầy nhà khó trong thế giới thực, trong thị trường tài chính cũng cần thời gian để nhà kho được lấp đầy.

Tích lũy, là 1 thuật ngữ được sử dụng để xác định " giai đoạn tích lũy", là giai đoạn mà những người trong cuộc đang lấp đầy nhà kho của họ. Và tùy thuộc vào thị trường mà chúng ta xem xét, nó có thể kéo dài nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng.

Bây giờ, câu hỏi tiếp theo là, làm thế nào để những người trong cuộc " khuyến khích" mọi người bán ra. Có 1 cách rất đơn giản, và nó được gọi là phương tiện truyền thông. Trong nhiều thế kỷ, họ đã học được mọi mánh khóe để thao túng từng bản tin, mọi tuyên bố, thảm họa tự nhiên, tuyên bố chính trị, chiến tranh, nạn đói,v.v. Những người trong cuộc chỉ đơn giản là lợi dụng sự sợ hãi và lòng tham không ngừng được tạo ra bởi dòng tin tức này để thao túng thị trường, và làm cho những người tham gia thị trường rời khỏi thị trường. Nhưng làm thế nào để 1 giai đoạn tích lũy diễn ra? Trong thực tế, nó diễn ra như sau:

Một tin tức được cho là không tốt cho thị trường được tung ra, những người trong cuộc nắm bắt cơ hội để đẩy thị trường xuống thấp, tạo ra 1 đợt bán tháo. Và khi họ bắt đầu giai đoạn tích lũy, họ sẽ mua hàng với giá thấp nhất có thể, nói cách khác là họ mua hàng ở giá sỉ.

Thị trường sau đó bình tĩnh lại sau khi tin xấu qua đi, trước khi bắt đầu tăng giá cao hơn, mà phần lớn là kết quả của việc mua bởi những người trong cuộc.

Có 2 vấn đề cần lưu ý ở đây. Thứ nhất, những người trong cuộc không thể đe dọa tất cả mọi người quá nhiều, hoặc sẽ không có ai mua. Nếu có quá nhiều sự biến động, với những đợt sóng kịch tính, điều này sẽ đe dọa nhiều nhà đầu tư. Mỗi đợt di chuyển giá cần được lên kế hoạch thật cẩn thận với 1 độ biến động vừa đủ để đe dọa những người đang nắm giữ cổ phiếu phải bán ra. Thứ hai, việc mua vào của những người trong cuộc có thể đẩy giá tăng mạnh, do đó họ cần đảm bảo rằng nhà kho phải được lấp đầy với 1 khối lượng kiểm soát.

Nếu mua vào quá nhiều, sẽ đẩy giá tăng rất mạnh, do đó cần phải cẩn thận và đó cũng là lý do tại sao giai đoạn tích lũy sẽ cần nhiều thời gian để hoàn thành. Không đơn giản để có thể lấp đầy nhà kho của chúng ta chỉ với 1 đợt giảm giá bởi vì có rất nhiều người tham gia vào thị trường.

Điều gì xảy ra tiếp theo đối với những người sống sót sau đợt giảm giá đầu tiên trở nên an tâm hơn, tin vào sự hồi phục của thị trường và họ vẫn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu. Sau một giai đoạn ổn định, những tin tức xấu lại xuất hiện, và những người trong cuộc bắt đầu làm cho giá giảm thêm 1 lần nữa, loại bỏ nhiều hơn những người đang nắm giữ cổ phiếu. Và khi họ bắt đầu mua lại, có 1 sự hồi phục của giá.

Hành động giá này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, mỗi lần như vậy những người trong cuộc tích lũy càng nhiều cổ phiếu vào nhà kho của họ, cho tới khi người nắm giữ cổ phiếu cuối cùng bỏ cuộc, và chấp nhận bị đánh bại. Điều này sẽ như thế nào khi xuất hiện trên biểu đồ?
upload_2019-5-21_10-37-39.png

Hình trên thể hiện giai đoạn tích lũy. Những đợt mua vào lặp đi lặp lại của những người trong cuộc thể hiện bởi những vùng màu xanh.

Hành động giá này tạo ra những vùng giá đi ngang tích lũy mà chúng ta thấy trên các khung thời gian, và tại sao vùng này trở nên rất giá trị khi kết hợp nó với khối lượng.

Khi chiến dịch bắt đầu, hành động giá sẽ hình thành nên 1 mẫu hình điển hình, nơi thị trường liên tục tăng và giảm. Kiểu hành động giá này nhằm loại bỏ tất cả những người bán ra khỏi thị trường. Chúng ta cũng có thể liên tưởng đến việc rung lắc 1 cái cây để hái quả. Cần rung lắc cây nhiều lần cho đến khi tất cả quả đều rụng hết.
Mua đỉnh - Bán đáy 3.jpg
Tương tự như trong thị trường tài chính, sẽ có nhiều nhà đầu tư không chấp nhận bán ra, nhưng cuối cùng họ cũng sẽ bán ra sau nhiều lần sai lầm. Và khi không còn người nắm giữ cổ phiếu nào nữa, những người trong cuộc sẽ chuẩn bị đẩy giá tăng cao với một nhà kho đầy cổ phiếu.Điều này lặp đi lặp lại, trên tất cả khung thời gian và trên tất cả thị trường.

Tổng kết:
Bây giờ thì chúng ta đã hiểu được cách mà những Big boy loại bỏ những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Và với việc kết hợp với Volume, chúng ta có thể nhận ra được bước đi tiếp theo của các Big boy để có thể đi cùng họ trong đợt tăng giá tiếp theo.

Trên đây là bài viết nói về khái niệm Tích lũy, ở những bài tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục đi đến với những khái niệm còn lại, và cuối cùng là cách nhận biết và tận dụng " dấu chân của người khổng lồ" này để tìm kiếm lợi nhuận.

Xem thêm:

Phương pháp VPA - Hướng dẫn sử dụng phân tích VPA trên nhiều nến.
Bạn muốn thành công trong đầu tư chứng khoán? Trước tiên hãy nắm rõ những quy tắc này ( Phần 2)
 
undefined