Warren Buffett phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để lựa chọn cổ phiếu như thế nào? #Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán

Warren Buffett phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để lựa chọn cổ phiếu như thế nào?

warren-buffett-phan-tich-bao-cao-ket-qua-hoat-dong-kinh-doanh-kakata-2.jpg

Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong phân tích cơ bản một doanh nghiệp để quyết định đâu tư, mua bán cổ phiếu.


Vậy làm cách nào có thể nhận biết một công ty tốt, có các lợi thế kinh doanh, có xu hướng phát triển trong tương lai?

Đầu tiên, hãy học cách Warren Buffett diễn giải báo cáo kết quả kinh doanh để đánh giá một doanh nghiệp.

Khi phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh, điều quan trọng là phải điều tra thêm và đi sâu để phát hiện thu nhập thực sự được tạo thành từ đâu và ẩn sau những con số thực sự là gì. Với phương pháp của Warren Buffett, ông chú trọng vào các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững.

Tỷ suất lợi nhuận gộp

Các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững thường có tỷ suất lợi nhuận cao hơn các công ty cùng ngành.

Lợi thế cạnh tranh bên vững dài tạo ra biên lợi nhuận cao bởi chênh lệch giữa giá bán và chi phí đầu vào.

Biên lợi nhuận gộp lớn hơn 40%: Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh

Biên lợi nhuận gộp dưới 40%: Doanh nghiệp đang bị cạnh tranh

Biên lợi nhuận dưới 20%: Doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh

Hãy luôn nhớ tính nhất quán của chỉ số mới là điều then chốt.

warren-buffett-phan-tich-bao-cao-ket-qua-hoat-dong-kinh-doanh-kakata-3.jpg

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý

Công ty không có lợi thế cạnh tranh bền vững sẽ có tỉ lệ chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong lợi nhuận gộp

• Thấp hơn 30% là tốt

• Gần 100% là ngành có mức độ cạnh tranh rất cao

Nếu lợi thế cạnh tranh này có được bởi ưu thế về quyền sáng chế hay công nghệ, đến thời điểm nào đó lợi thế này sẽ không còn nữa.

Càng tập trung vào R&D càng tăng chi phí bán hàng và quản lí ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Khấu hao

Sử dụng EBITDA làm thước đo dòng tiền thật dễ gây hiểu nhầm.

Công ty với mức lợi thế cạnh tranh bền vững có xu hướng có mức khấu hao thấp, chiếm thỉ trọng thấp trong lợi nhuận gộp.

Chi phí lãi vay

Công ty với mức chi phí lãi vay cao so với thu nhập hoạt động thường có các khuynh hướng sau:

1. Trong một thị trường cạnh tranh mạnh yêu cầu chi tiêu vốn lớn để duy trì lợi thế cạnh tranh

2. Một công ty kinh doanh tốt thường vay nợ để thâu tóm và sáp nhập các công ty khác

• Các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững thường có chi phí lãi vay thấp, thậm chí là không tốn chi phí này

• Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng trong danh mục đầu tư của Warren Buffett, mức chi phí này luôn thấp hơn 15% mức thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh

• Chi phí lãi vay giữa các ngành khác nhau là khác nhau

• Tỉ lệ đảm bảo lãi suất là chỉ số dự bảo quan trọng cho tình hình của công ty, đặc biệt trong chu kì kinh tế suy thoái.

Ghi nhớ: Trong bất cứ lĩnh vực nào, công ty với tỉ lệ lãi vay trên thu nhập hoạt động kinh doanh càng thấp càng có lợi thế cạnh tranh càng tốt.

Thu nhập thuần

• Chú trọng đến xu hướng tăng nhất quán và bền vững trong dài hạn

• Do ảnh hưởng của việc mua lại cổ phiếu nên xu hướng thu nhập ròng có thể khác so với xu hướng EPS

• Thu nhập thuần được ưu tiên trong tính toán hơn là EPS

• Công ty với lợi thế cạnh tranh bền vững có mức thu nhập thuần trên doanh thu cao hơn

Ghi nhớ: Nếu một công ty có thu nhập ròng trong lịch sử cao hơn 20% trên tổng doanh thu, đây có thể là lợi ích thu được từ lợi thế cạnh tranh dài hạn. Nếu thu nhập thuần nhỏ hơn 10%, môi trường kinh doanh có thể mang tính cạnh tranh cao.

BẢNG TÓM TẮT

warren-buffett-phan-tich-bao-cao-ket-qua-hoat-dong-kinh-doanh-kakata-1.png

Xem thêm:

>> Chiến lược đầu tư hiệu quả khi có báo cáo tài chính chính thức
 
undefined