Xác định chu kỳ thị trường - cổ phiếu bằng đường đường trung bình di động MA #Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng

Xác định chu kỳ thị trường - cổ phiếu bằng đường đường trung bình di động MA

xac-dinh-chu-ky-thi-truong-co-phieu-bang-duong-duong-trung-binh-di-dong-ma-kakata-1.png

Ngoài phân tích cơ bản biết được một doanh nghiệp có năng lực kinh doanh tốt hay không, sức khoẻ hay không (động lực chính để tăng giá cổ phiếu) thì việc biết được chu kỳ chuyển động của nó cũng rất quan trọng. Bởi lẽ, theo nguyên lý “vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản”, mọi sự chuyển động đều mang tính chu kỳ, cái gì tăng quá cũng phải giảm, giảm quá thì cũng phải tăng. Do đó, biết được chu kỳ tuần hoàn của toàn thị trường và cụ thể là một mã cổ phiếu cụ thể, chúng ta có thể dự đoán được đỉnh / đáy tương đối cũng như hướng đi tương lai của chúng tại một thời điểm cụ thể.

CHU KỲ THỊ TRƯỜNG LÀ GÌ? XÁC ĐỊNH BẰNG CÁCH NÀO?

Chu kỳ thị trường là sự tăng lên, giảm xuống của giá thị trường trong một giai đoạn nhất định và nó có xu hướng lặp đi lặp lại theo thời gian. Do đó, biết được chu kỳ trong quá khứ, chúng ta có thể dễ dàng đoán được nó sẽ xảy ra trong tương lai (vì nó lặp lại mà).

Chu kỳ thị trường được xác định bằng nhiều cách, một trong những cách hay và phổ biến nhất là xác định bằng đường trung bình di động (Moving Average).

Chẳng phải đường MA chỉ sử dụng để chỉ xu hướng và cho tín hiệu Mua / Bán thôi sao? Thực sự không phải vậy, MA có rất nhiều tính năng rất hay, một trong những tính năng vượt trội của nó là xác định được chu kỳ thị trường một cách tương đối chính xác. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với anh em cách sử dụng đường MA như một công cụ xác định chu kỳ thị trường nhằm dự đoán tương lai của giá. Sau bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục phần chu kỳ thị trường với các tín hiệu mua bán dựa trên chu kỳ thị trường này.

Trong quyển sách “Technical Analysis of Futures Markets” của Mr. John Murphy, ông có nói rằng có một mối liên hệ giữa chu kỳ thị trường và đường MA. Ví dụ, chu kỳ tháng là một trong những chu kỳ rõ ràng nhất. Một tháng có 20 - 21 ngày giao dịch. Chu kỳ dài hơn sẽ sử dụng đường MA có số kỳ gấp đôi đường MA dùng để xác định chu kỳ dài.

Chu kỳ phổ biến nhất là chu kỳ 3-4 tháng, thường được xác định bằng đường MA 30 kỳ. Cách sử dụng MA 30 kỳ rất đơn giản: bất cứ khi nào đường MA 30 tạo đáy sâu, thì có nghĩa rằng cái đáy trước đó (nằm dưới đường MA) chính là đáy của chu kỳ thị trường. Nghe có vẻ hơi lạ, để cho dễ hiểu hơn, tôi sẽ giải thích cụ thể hơn bằng những ví dụ cụ thể:

xac-dinh-chu-ky-thi-truong-co-phieu-bang-duong-duong-trung-binh-di-dong-ma-kakata-2.png

Ở đồ thị ngày của mã cổ phiếu REE, chu kỳ 3-4 tháng được thể hiện rất rõ qua đường MA 30 kỳ. Cụ thể, chúng ta sẽ tìm kiếm những vùng đáy của của MA 30. Chúng ta lấy ví dụ vào giữa tháng 7 khi đường MA tạo đáy, lúc này một chu kỳ mới đã bắt đầu (chúng ta để ý giá đã tạo đáy trước đó). Đến khi đường MA tạo đáy 1 lần nữa vào cuối tháng 11 thì chu kỳ này kết thúc, chu kỳ mới lại bắt đầu.

Lưu ý: một chu kỳ được tính là một con sóng tăng và một con sóng giảm, hoặc ngược lại, một con sóng giảm rồi kế tiếp là một con sóng tăng sẽ tính là một chu kỳ.

Hết chu kỳ này, thị trường sẽ tiếp tục bắt đầu một chu kỳ mới.

Đây là phương pháp cơ bản nhất dùng để xác định chu kỳ thị trường cũng như chu kỳ chuyển động của một mã cổ phiếu. Những kiến thức về chu kỳ thị trường còn rất nhiều, anh em nếu quan tâm thì like và comment để tôi viết tiếp nhé. Chúng ta sẽ sang phần nâng cao hơn vào những bài sau. Happly investing!

Xem thêm:

>> Lần theo dấu vết dòng tiền lớn bằng chỉ số sức mạnh tương đối Relative Strength
 
undefined