Chiến lược chọn mua cổ phiếu tăng trước bằng giá trị sổ sách và ROE #Phương pháp đầu tư chứng khoán

Chiến lược chọn mua cổ phiếu tăng trước bằng giá trị sổ sách và ROE

chien-luoc-chon-mua-co-phieu-tang-truoc-bang-gia-tri-so-sach-va-roe-kakata.jpg

Như đã nói ở bài trước giá trị sổ sách (book value) của một doanh nghiệp là một trong những chỉ số quan trọng nhất dùng để đánh giá một doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng hay không cũng như sử dụng như một công cụ định giá doanh nghiệp qua chỉ số P/B.


Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng giá trị sổ sách hay chỉ số P/B để ra quyết định đầu tư thì thật là nguy hiểm bởi lẽ còn rất nhiều thông số quan trọng khác mà nhà đầu tư cần phân tích. Một trong những chỉ số cực kỳ quan trọng mà nhà đầu tư cần phải phân tích cùng với giá giá trị sổ sách là ROE - Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.


TẠI SAO HAI CHỈ SỐ NÀY PHẢI PHÂN TÍCH CÙNG VỚI NHAU?

Đơn giản là như vầy, thông thường chúng ta định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B sẽ tương tự như P/E tức là nó càng thấp thì giá cổ phiếu sẽ càng rẻ.

Đặc biệt ở bài trước, tôi đã chia sẻ với anh em chỉ số P/B của một doanh nghiệp tốt nhất là nên nhỏ hơn 1.

Nhưng vấn đề ở đây là nếu P/B giảm hoặc nhỏ hơn 1 thì có hai vấn đề xảy ra:

+ Giá cổ phiếu giảm

+ Giá trị sổ sách của công ty tăng

Giá trị sổ sách tăng thì rõ ràng là tốt rồi như giá cổ phiếu giảm có vẻ hình như có vấn đề thì phải. Tại sao giá lại giảm? Chúng ta cần phải xem xét lại điều này.

Do đó, P/B giảm hoặc nhỏ hơn 1 chưa chắc đã là tín hiệu tốt từ doanh nghiệp đó vì có thể họ có kết quả kinh doanh không tốt dẫn đến đã phản ánh vào giá cổ phiếu làm cho giảm đi.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta sẽ xem xét thêm một chỉ số nữa, chính là ROE - thước đo của sự tăng trưởng doanh nghiệp.

P/B VÀ ROE KẾT HỢP VỚI NHAU THÌ LỢI HẠI NHƯ THẾ NÀO?

ROE (Return on Equity) là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, chỉ số này cho biết doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận khi bỏ ra 1 đồng vốn. Chỉ số này càng cao hoặc tăng lên thì càng tốt.

Chúng ta xem bảng sau để hiểu thêm về cách phân tích P/B và ROE:

chien-luoc-chon-mua-co-phieu-tang-truoc-bang-gia-tri-so-sach-va-roe-kakata-4.png

Ở hình trên chúng ta có 6 trường hợp khi phân tích P/B và ROE và tỷ suất lợi nhuận trong 5 năm khi đầu tư 10,000 USD đầu tiên.

Trong 6 trường hợp này thì trường hợp thứ nhất tức là cả P/B và ROE cùng giảm thì tỷ suất lợi nhuận là thấp nhất, cũng như lợi nhuận kiếm được trong 5 năm là thấp nhất.

Ở trường hợp thứ hai, khi P/B giảm nhưng ROE tăng thì tỷ suất lợi nhuận tăng đáng kể. Tôi sẽ có ví dụ về chứng khoán Việt Nam ngay sau đây.

Trường hợp P/B và ROE cùng tăng thì tỷ suất lợi nhuận cũng khá là tốt tuy nhiên cũng chỉ bằng với trường hợp trên.

chien-luoc-chon-mua-co-phieu-tang-truoc-bang-gia-tri-so-sach-va-roe-kakata-1.gif

Chúng ta hãy quan tâm đến hai trường hợp cuối cùng

Trường hợp thứ năm, chúng ta đã ghép thêm 1 điều kiện nữa là cổ phiếu có vốn hóa nhỏ, P/B giảm và ROE tăng, lúc này, tỷ suất lợi nhuận đã là gấp đôi sau 5 năm đầu tư.

Đặc biệt hơn với trường hợp cuối cùng, khi giá cổ phiếu thấp (ở VN chúng ta có thể áp dụng cổ phiếu dưới 15.000) kèm điều kiện có vốn hóa nhỏ, P/B giảm và ROE tăng thì tỷ suất trong năm đầu tiên là 41% và tăng 1.5 lần trong 5 năm liên tiếp.

Như vậy, với phương pháp phân tích P/B và ROE theo cách này sẽ đặc biệt thành công với những mã penny thỏa điều kiện trên.

Bây giờ, tôi sẽ ví dụ một vài cổ phiếu ở Việt Nam phân tích theo P/B và ROE để anh em thấy sự lợi hại nhé.

Trong số những mã có P/B nhỏ thì TDC - CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương là đạt điều kiện vốn hóa nhỏ, thị giá dưới 15, P/B giảm và ROE tăng:

chien-luoc-chon-mua-co-phieu-tang-truoc-bang-gia-tri-so-sach-va-roe-kakata-2.png

Và đây là kết quả, anh em nhìn giai đoạn giá bứt tốc vào cuối năm 2016, đầu năm 2017 nhé.

chien-luoc-chon-mua-co-phieu-tang-truoc-bang-gia-tri-so-sach-va-roe-kakata-3.png

TDC đã tăng được 100% trong suốt 2017 và sang cả 2018.

Tôi đã chia sẻ xong một phương pháp phân tích cơ bản để lựa chọn mua cổ phiếu tăng trưởng tốt. Anh em nếu thích thì like và comment cho bài viết nhé.

Xem thêm:

>> Mô hình lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng theo phân tích cơ bản - Phần 1
 
undefined