Phương pháp quản lý vốn đầu tư theo phong cách của Thomas Bulkowski - khoa học và hiệu quả #Phương pháp đầu tư chứng khoán

Phương pháp quản lý vốn đầu tư theo phong cách của Thomas Bulkowski - khoa học và hiệu quả

phuong-phap-quan-ly-von-dau-tu-theo-phong-cach-cua-thomas-bulkowski-khoa-hoc-va-hieu-qua.jpg

Ai đã từng giao dịch cổ phiếu theo phân tích kỹ thuật đều biết quyển sách bách khoa toàn thư về các mô hình giá của Thomas Bulkowski. Đây được xem là quyển đại từ điển. Ông viết khá nhiều sách về phân tích cơ bản lẫn kỹ thuật nhưng quyển "Encyclopedia of Chart Patterns" là nổi tiếng hơn cả.


phuong-phap-quan-ly-von-dau-tu-theo-phong-cach-cua-thomas-bulkowski-khoa-hoc-va-hieu-qua.png

Tuy nhiên, Thomas Bulkowski cũng chia sẻ cho nhà đầu tư kiến thức về quản lý vốn khá là hiệu quả và khoa học.

Nếu ai đã đầu tư một thời gian chắc hẳn cũng biết quản lý vốn quan trọng như thế nào rồi chứ? Việc chúng ta có kiếm được nhiều tiền hay không phụ thuộc vào công tác quản lý vốn chứ không phải mua con này bán con kia đâu. Đó là lý do tại sao những nhà đầu tư chơi margin lại mau "chết" hơn là những nhà đầu tư kiểm soát chặt việc số lượng cổ phiếu mua bán của mình.

Để hiểu được các nguyên tắc quản lý vốn như thế nào cũng như phương pháp quản lý vốn của Thomas Bulkowski, sau đây tôi sẽ chia sẻ với anh em ý tưởng rất khác biệt này của ông.

QUẢN LÝ VỐN THEO TỶ LỆ RỦI RO

Phương pháp đầu tiên mà Thomas Bulkowski muốn chia sẻ với nhà đầu tư là mua cổ phiếu theo tỷ lệ phần trăm tương ứng. Có thể nhiều anh em cũng đã áp dụng nhưng tôi chắc là số lượng áp dụng không nhiều.

Cụ thể là chúng ta sẽ xác định trước trường hợp xấu nhất, chúng ta chỉ cho phép thua bao nhiêu tiền, với tỷ lệ bao nhiêu so với tổng tài khoản, sau đó sẽ tính ngược lại số cổ phiếu cần mua với mã cổ phiếu tương ứng.

Công thức như sau:

Số tiền bạn cho phép thua lỗ trong 1 lần mua cổ phiếu / (Mức giá mua cổ phiếu - Mức giá cắt lỗ nếu thua)
Áp dụng công thức này, giả sử tôi có trong tài khoản 100 triệu, do lướt sóng nên tôi chỉ muốn lỗ 10% tài khoản tức là tối đa là 10 triệu cho một lần nhảy lên tàu. Hiện tại giá cổ phiếu VSC là 40.000 đúng điểm tôi cần mua, nên tôi sẽ mua nó với giá 40.000, và dự kiến cắt lỗ nếu nó dưới 37.000.

Như vậy, số cổ phiếu VSC mà tôi được phép mua tối đa là:

10 triệu / (40.000 - 37.000) = 3.330 cổ phiếu
Nếu con số này quá nhiều, hoặc 10 triệu đối với anh em là quá nhiều, anh em có thể thay đổi tỷ lệ phần trăm chịu lỗ xuống còn 5% hoặc 2% chẳng hạn, từ đó số cổ phiếu tối đa được mua sẻ giảm xuống theo.

Nhờ phương pháp này mà chúng ta có thể kiểm soát được số lượng cổ phiếu cần mua, và mức thua lỗ cho phép trong ngưỡng chịu đựng của mình.

PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VỐN THEO BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

Nếu phương pháp trên chỉ cố định 1 tỷ lệ duy nhất mà không quan tâm đến các yếu tố khác thì phương pháp này đã tính đến yếu tố biến động thị trường mà điều chỉnh số lượng cổ phiếu cần mua cho hợp lý hơn, phù hợp với bối cảnh của thị trường mà không cứng nhắc.

Cụ thể, nếu thị trường biến động quá mạnh, phương pháp này sẽ giảm lượng cổ phiếu cần mua xuống để giảm thua lỗ cho bạn. Ngược lại, khi thị trường biến động vừa phải, phương pháp này sẽ tăng số cổ phiếu mà bạn được phép mua lên nhằm khuếch đại lợi nhuận cho bạn.

Công thức như sau:

Số cổ phiếu tối đa được mua = (CE x PE%) / SV
Trong đó:
  • CE là current equity tức là tài khoản hiện tại bạn đang có. (lúc đầu tôi có 100 triệu, nhưng hiện tại tôi chỉ còn 90 triệu, thì CE được tính là 90 triệu)
  • PE là tỷ lệ % bạn chấp nhận thua lỗ so với tài khoản, ví dụ 10% như ví dụ trên chẳng hạn.
  • SV là mức biến động của thị trường được lấy từ giá trị của đường EMA 10 kỳ.
phuong-phap-quan-ly-von-dau-tu-theo-phong-cach-cua-thomas-bulkowski-khoa-hoc-va-hieu-qua-1.png

Làm thử 1 ví dụ nhé, hiện tại trong tài khoản của tôi có 100 triệu đồng, tỷ lệ chấp nhận thua lỗ của tôi chỉ có 10% thôi, tức là 10 triệu cho một lần mua cổ phiếu. Tôi dự định mua cổ phiếu TNG (ví dụ thôi nhé), giá hiện tại là 17.400, giá trị EMA 10 của TNG là 17.000.

Như vậy số cổ phiếu tối đa tôi được phép mua theo phương pháp này = (100 triệu x 10%)/17.000 = 588 nhưng do sàn HNX không cho mua lẻ vậy nên lấy chẵn là 600 cổ phiếu.

Quay ngược thời gian vào ngày 26/11/2018 lúc đó đường EMA 10 của TNG là 19.000 thì số lượng cổ phiếu được mua lúc đó là 526 cổ phiếu, làm tròn là 500 mà thôi.

Bạn thấy rõ ràng, giá càng cao, với tỷ lệ rủi ro cố định, phương pháp này càng giảm số lượng cổ phiếu để tránh rủi ro thua lỗ cho bạn.

Trên đây là hai phương pháp quản lý vốn chuyên nghiệp và khoa học của Thomas Bulkowski. Nếu bạn nào chưa đọc quyển đại từ điển về các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật của ông thì tìm đọc nhé.

Xem thêm:

>> Giới thiệu công thức quản lý vốn theo tiêu chuẩn Kelly: (Hồi 1) - Khái niệm
 
undefined