Mô hình lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng theo phân tích cơ bản - Phần 3 #Phương pháp đầu tư chứng khoán

Mô hình lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng theo phân tích cơ bản - Phần 3

mo-hinh-lua-chon-co-phieu-tang-truong-theo-phan-tich-co-ban-phan-3-kakata-1.jpg

Chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu mô hình mua bán cổ phiếu theo phân tích cơ bản với 7 tiêu chí định lượng.


Ở phần 1 và phần 2, tôi đã chia sẻ sáu tiêu chí trong mô hình là Thu nhập của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, giá trị sổ sách, nợ, dòng tiền và sự phân kỳ giữa EPS/PE kèm theo điểm số để lựa chọn cổ phiếu tốt nhất. Ai chưa xem phần 1 và 2 có thể xem ở link này:
Trong phần 3 này, tôi sẽ tiếp tục trình bày tiêu chí cuối cùng trong mô hình. Sau khi chia sẻ tất các các biến số phân tích cơ bản xong, chúng ta sẽ tiến hành phân tích và lựa chọn các mã cổ phiếu phù hợp với các biến số trong mô hình.

CHỈ SỐ DÒNG TIỀN MONEY FLOW

Dòng tiền này không phải là dòng tiền của doanh nghiệp mà là dòng tiền mà các nhà đầu tư lớn đổ vào để mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Nó có hơi hướng một chút về phân tích kỹ thuật, nhưng thực sự khi quyết định mua bán một mã cổ phiếu nào, chúng ta không thể không quan tâm đến các dòng tiền lớn đang có động thái như thế nào đói với mã cổ phiếu đó, đúng không nào.

Công cụ chỉ báo hay nhất đo lường dòng tiền của quỹ đầu tư lớn với một mã cổ phiếu chính là Chaikin's Money Flow (CMF), tác giả của công cụ này chính là Mr. Marc Chaikin một giám đốc quỹ phòng hộ nổi tiếng.

Công cụ Chaikin (CMF) này có thể được tìm thấy trên phần mềm Amibroker hoặc trên cả các nền tản Tradingview đều có sẵn.

Nếu CMF nằm dưới mức 0 thì có nghĩa là dòng tiền lớn đang rút ra khỏi mã cổ phiếu đó. Ngược lại, nếu CMF năm trên 0 và có xu hướng tăng tức là dòng tiền lớn đang bơm dần vào mã cổ phiếu đó, mà nó có khả năng tăng giá trong tương lai. Do đó, CMF như là một công cụ để dự đoán xu hướng của giá trong tương lai.

mo-hinh-lua-chon-co-phieu-tang-truong-theo-phan-tich-co-ban-phan-3-kakata-3.png

Chúng ta không cần phải nghiên cứu nhiều về nó, chỉ cần quan sát giá trị và xu hướng của CMF hiện tại và cho điểm như sau:

+ Nếu CMF có xu hướng tăng lên thì cho 1 điểm

+ Nếu CMF không có dấu hiệu tăng mà đi ngang thì cho 0 điểm

+ Nếu CMF có xu hướng giảm thì cho -1 điểm.

Chúng ta đã học xong 7 tiêu chí đánh giá một cổ phiếu giá trị theo mô hình này. Bây giờ là lúc gộp chúng lại để tính điểm và quyết định xem sẽ mua cổ phiếu nào nhé.

Chúng ta quy ước ký hiệu như sau:
  • SYM: tên mã cổ phiếu
  • ER: Lợi nhuận
  • EG: tăng trưởng lợi nhuận
  • BV: giá trị sổ sách
  • LD: tỷ lệ nợ trên vốn
  • CF: dòng tiền
  • DV: phân kỳ EPS/PE
  • MF: dòng tiền Chaikin
  • SUM: cộng tất cả điểm số của 7 tiêu chí trên
  • PCG: là tỷ lệ tăng / giảm của cổ phiếu trong 6 tháng qua.
Dưới đây là 10 mã cổ phiếu đã được phân tích và cho điểm như sau:

mo-hinh-lua-chon-co-phieu-tang-truong-theo-phan-tich-co-ban-phan-3-kakata-2.png

Theo quy tắc của mô hình, thì mã nào được 5 điểm trở lên sẽ là những mã được mua mạnh. Mã nào được 4 điểm là mua tốt. Mã nào được 3 điểm là khuyến nghị nắm giữ. Còn dưới 3 thì nên bán vì cơ bản không tốt.

Như vậy, dựa vào bảng trên mã cổ phiếu được mua mạnh là DYII, còn mã cổ phiếu nên nắm giữ là BTM.

Tôi vừa trình bày xong mô hình rất hay về phân tích cơ bản ứng dụng lựa chọn và quyết định mua cổ phiếu.

Sắp tới đây, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ bài viết về một phương pháp kết hợp cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để đầu tư cổ phiếu. Anh em đón xem nhé.

Xem thêm:

>> Các phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả
 
undefined