Chương 3 : KHÔNG BAO GIỜ CHẤP NHẬN RỦI RO LỚN HƠN LÃI KỲ VỌNG #Sổ tay Mark Minervini

Chương 3 : KHÔNG BAO GIỜ CHẤP NHẬN RỦI RO LỚN HƠN LÃI KỲ VỌNG

1. Dừng lỗ bao nhiêu là thích hợp?

Để xác định mức dừng lỗ thích hợp, bạn phải biết mức lãi trung bình quá khứ, đó không chỉ là mức lãi kỳ vọng cho mỗi lần giao dịch trong tương lại mà còn là kỳ vọng hợp lý cho mức lãi trung bình theo thời gian. 

Ví dụ tháng này lãi trung bình tất cả giao dịch là 10% thì tức để giữ được R:R = 2, mức cắt lỗ của bạn phải là 5% hoặc ít hơn, như vậy trong dài hạn (100-1000 lần trade) bạn mới có lời bền vững. Lời bền vững là kết quả cái lợi thế của phương pháp bạn đang sử dụng chứ không phải thắng thua mỗi trade.

Bạn cứ nghĩ mình là một vị tướng quân và tiền là lính của bạn. Có trận thắng, trận thua, trận hòa. Công việc của bạn là giữ quân ít tổn thất nhất mà vẫn thắng cả chiến dịch dài chứ không phải đánh ba cái tiền đồn lẻ tẻ.

Nếu thắng cái đồn đó tổn thất 1000 quân và nó cung cấp cho bạn 500 quân (Reward:Risk = 500:1000 = 0.5 <1) thì dài hạn quân bạn sẽ chết hết. Còn nếu thắng cái đồn đó mà bạn tổn thất 1000 quân nhưng chiêu binh bổ sung được 2000 quân thì dài hạn quân bạn sẽ nhiều lên (Reward:Risk = 2000:1000 = 2 > 1)

2. Tỷ lệ chiến thắng

Để xác định mức rủi ro thích hợp là bao nhiêu phần trăm, bạn cần biết rằng, lỗ là một phần của lãi, vì thế KHÔNG BAO GIỜ được chấp nhận rủi ro nhiều hơn mức lãi có được.

Bình thường tỷ lệ chiến thắng là 50% (50 lãi , 50 lỗ trong 100 lần ) , để duy trì tỷ lệ RR=2, phải giữ khoản lỗ bằng một nữa mức lãi. 

Tuy nhiên thị trường không bao giờ cân bằng, nếu thị trường xấu tức có khủng hoảng hay downtrend và tỷ lệ chiến thắng giảm xuống 30% -40%, câu chuyện bắt đầu hay, để duy trì lời:lỗ R:R=2, mức lỗ của bạn chỉ được phép bằng 1/3 mức lãi tức bạn lời trung bình 10% thì cắt lỗ phải 3.33%.

WinrRate : 50%

Lãi trung bình: 10%

Lỗ trung bình: 5%
WinRate = 40%

Lãi trung bình: 10%

Lỗ trung bình: 3.33%
(50*10)/(50*5)=2:1(40*10)/(60*3.33)=2:1

Bảng so sánh mức cắt lỗ có được khi thị trường tốt (winrate 50%) và thị trường xấu (winrate 40%)

Phải luôn cố gắng xây dựng một hệ thống giao dịch được phép thất bại nhiều nhất mà vẫn có lời, vì trade thua không phải là yếu tố kiểm soát trực tiếp được. Đó là khi thị trường ép bạn lỗ và bạn không thể trở tay phản kháng (dời cắt lỗ hay lập tức thoát ra ở chứng khoán việt nam vì kẹt T+2.5). Bạn chỉ có thể quản lý mình lỗ bao nhiêu từ lúc mới bắt đầu vào lệnh.

3. Công thức chén thánh 

Thành tích giao dịch của tôi thăng tiến từ mức bình thường lên hàng ngôi sao khi tôi quyết định lựa chọn những giao dịch có rủi ro/ lợi nhuận phù hợp. Công thức sau là chén thánh mà tôi biết:

(PWT*AG)/(PTL*AL) = Kỳ vọng toán học ( Kỳ vọng)

Trong đó: 

PWT: Tỷ lệ phần trăm các giao dịch chiến thắng

AG và AL : Mức lãi và lỗ trung bình

PLT : Tỷ lệ phần trăm các giao dịch thua lỗ

Kết quả thực tế sẽ chứa đựng không chỉ chiến lựơc giao dịch của bạn mà quan trọng hơn, còn bao gồm cả điểm yếu, tính khí và cảm xúc của con người bạn, là những yếu tố thường gạt bỏ cả những kế hoạch giao dịch tốt nhất. 

Lý do hầu hết các nhà đầu tư chậm cắt lỗ vì sợ sau khi bán, cổ phiếu sẽ đảo chiều tăng trở lại và họ sẽ sai lần thứ hai. Nói cách khác, nhà đầu tư bị chi phối bởi nỗi sợ hãi của lòng tham (lần 1) và nuối tiếc (lần 2). Thường tất cả bắt nguồn từ cái tôi quá lớn mình không thể sai được! 

Càng phi lý hơn khi họ bắt đầu có lợi nhuận họ cũng sợ và tìm cách bán thật nhanh. Tại sao ? Vì họ sợ nếu không bán ra, cổ phiếu có thể giảm lại hòa vốn và xóa sạch khoản lãi nhỏ khó khăn lắm họ mới có được. Loài người thật khó hiểu.

4. Dùng cắt lỗ theo nhóm

Điều hay nhất mà tôi đã chiêm nghiệm được theo Mark là bạn có thể đặt cắt lỗ theo nhóm để tránh nuối tiếc và an tâm không bị hất văng ra mà vẫn giữ được rủi ro đã tính toán như lúc đầu. Một kỹ năng trading thượng thừa.

Một kỹ thuật thứ 2 nữa là mua thêm cổ phiếu khi nào và mua bao nhiêu để vẫn có thể an toàn. Tôi thấy đa phần các anh em mua loạn xạ và chả biết khi nào nên nhồi lệnh, cứ thấy lên là tấp vào mua hoặc đơn giản ALL IN vào cái lệnh đầu tiên nữa.

5. Quả bóng phần trăm

Công chúng … luôn muốn sự chắc chắn, họ muốn mọi thứ phải được định nghĩa rõ ràng … thế này là đúng và thế này là sai! Nhưng cuộc sống vốn chẳng có điều gì là chắc chắn.

H.L Mecken, nhà báo, nhà viết luận, nhà văn châm biếm Hoa Kỳ

Cuộc đời là một góc nhìn phần trăm, phần trăm cái này có thể xảy ra, phần trăm cơ hội, phần trăm trúng tuyển vào đại học, phần trăm có việc làm, không gì là tuyệt đối hết. 

Nếu chuyện gì cũng 100% thì làm gì có ngày-đêm, có đúng-sai, có giàu nghèo,… 

“Thua đúng còn hơn thắng may”

Một câu chuyện vui mình sưu tập được từ anh Dương Huy, Admin Traderviet, một đàn anh nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm và kiến thức, một kẻ nhiệt huyết, vui vẻ, hay móc mỉa và cũng là một cây hài bẩn bựa trong làng trader đông lào.

BÀN CHUYỆN LỜI LỖ ĐÚNG SAI TRONG TRADING

Lỗ chưa chắc là sai. Sai chưa chắc là lỗ

Lời chưa chắc là đúng. Đúng chưa chắc là lời

CLGT? Đạo lý con card gì mà xoắn não dữ vậy? Nhiều anh em TraderViet ắt sẽ thốt lên khi đọc 2 câu trên. Nhưng đối với anh em đã hiểu phong cách của tôi, họ chỉ thở dài và thì thầm “thằng dog assmin nó lại nói văn vở nữa rồi. Thôi vào like nhanh rồi comment khen ngay kẻo nó ban nick”.

Túm lại 2 câu trên là như nào?

Lỗ chưa chắc là sai/Lời chưa chắc là đúng ==> Ý là kết quả (thua lỗ/lợi nhuận) trong trading chưa chắc là do quy trình trading của anh em sai. Kết quả này chúng ta không kiểm soát được. Chúng ta chỉ kiểm soát được quá trình (cái trading system, cách thức vào lệnh, thoát lệnh, SL, TP … chứ không ai biết trước được kết quả nó ra sao). Vì vậy, kết quả không tốt chưa chắc đã do quy trình của chúng ta không tốt, mà đơn giản là Ma cẹc không hoạt động như cái system của chúng ta.

Sai chưa chắc là lỗ/Đúng chưa chắc là lời ==> Ý là khi chúng ta không tuân thủ quy trình nhưng kết quả lại có thể có lời. Ngược lại, có khi chúng ta làm đúng quy trình, hệ thống giao dịch nhưng lại bị lỗ.

Hai câu này làm tôi nhớ đến một trader chuyên nghiệp, đã làm nghề từ năm 1985. Ổng có một câu hay nói, đó là “1000 cái trade tiếp theo”. Câu này có nghĩa là ổng không quan tâm đến kết quả 1-2 cái trade trước mắt, mà chỉ quan tâm đến kết quả của một tổng lệnh lớn. Một vài cái trade sẽ có kết quả rất ngẫu nhiên về mặt lời lỗ, nhưng về đường dài, con số thống kê dữ liệu lớn sẽ cho thấy ngay rằng trading system của chúng ta có edge – lợi thế tạo ra lợi nhuận – hay không. Nếu có được edge để tạo nên một hệ thống giao dịch có kỳ vọng dương – positive expectancy – thì chơi đường dài chúng ta mới hấp dim được market maker. Còn ngược lại, nếu càng trade càng lỗ thì dù có quản lý vốn siêu đẳng cỡ nào, chúng ta cũng sẽ đến hồi cáo chung.

Ai mà chả thích lời, hoặc ít nhất là không lỗ? Lỗ nó tạo “nỗi đau” hơn nhiều so với “niềm vui” đến từ lợi nhuận. Cái này tài chính hành vi có nghiên cứu rồi. Ai cũng ráng tránh lỗ tối đa. Nhưng đôi khi áp lực tránh né lỗ này lại dẫn đến các hành vi chế.t người như gồng lỗ để mong về bờ, hoặc có lời chốt ngay kẻo nó thành lỗ trở lại. Dần dà, hành vi này tạo thành thói quen, và thói quen đó sẽ xác định “số phận trading” của anh em.

Ngắn gọn lại đại khái là đừng để thua lỗ hay lợi nhuận trong một vài cái trade nó ảnh hưởng đến sự nghiệp trading dài như cặp chưn của Mai Phương Thúy của chúng ta. Nếu cái lỗ đó đến từ việc chúng ta làm đúng quy trình trading, thì nó là cái lỗ đúng. Còn lợi nhuận nếu đến từ việc chúng ta trade bừa đánh bậy, gồng lỗ dài chốt lời ngắn, thì cái lợi nhuận đó là cái lợi nhuận sida, sẽ hại về sau.

Chúc anh em TraderViet có được những cú lời/lỗ đúng, lời/lỗ hấp dẫn, lời/lỗ trí tuệ để sớm mang ngoại tệ về cho tổ quốc. Chứ đừng như mấy thằng ass suốt ngày nói đạo lý hay ho nhưng toàn lỗ chít mịa, lỗ sml, lỗ tét rún.

Có lợi nhuận là một quá trình lên Kế Hoạch, tính toán lợi nhuận – thua lỗ dựa trên TOÁN HỌC rõ ràng và quản trị tâm lý của mình chứ không phải là do may mắn.

Trong quản trị tiền, công thức xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ lãi/lỗ tối thiểu (hay gọi là RR) tương ứng với tỷ lệ chiến thắng (win ratio) là như sau : 

RR tối thiểu = (1/Tỷ lệ chiến thắng)-1

Do đó nếu winrate = 30%, thì RR tối thiểu phải là : (1/0.3)-1 = 2.33. Nếu lãi lỗ ở 2:1 thì tức bạn đang đánh mất tiền. Hình dưới mô tả mối quan hệ giữa RR tối thiểu tương ứng với từng tỷ lệ chiến thắng.

Khi bạn càng tìm kiếm các khoản lãi cao hơn ( lớn hơn mức lãi tối ưu), càng dễ bị mất tiền. Khi tỷ lệ chiến thắng dưới 50%, tốt hơn hết là không nên tìm kiếm các khoản lãi nhiều hơn 20% (vì bạn thường phải dùy trì mức dừng lỗ khoảng -10% để tỷ lệ là 2:1).

Do đó lời khuyên của Mark là bạn nên chấp nhận rủi ro thấp hơn và sẵn sàng có mục tiêu giá thấp hơn so với bình thường ( miễn là vẫn giữ được tỷ lệ 2:1) nếu bạn đang trải qua giai đoạn thị trường khó khăn. 

Đừng nên chấp nhận rủi ro lớn để tìm các khoản lãi lớn khi bạn đang có tỷ lệ chiến thắng thấp.

Bài này chủ yếu là bàn về tỷ lệ lời lỗ và chứng minh bằng toán học và lập luận, xác suất đàng hoàng chứ không phải chế ra rồi nói trading là hên xui này nọ. Mong anh em vững tin trên con đường hành đạo.

Chinh Luan