Ý nghĩa thực sự của việc phân tích kỹ thuật và 3 nguyên lý nền tảng #Thảo luận chung

Ý nghĩa thực sự của việc phân tích kỹ thuật và 3 nguyên lý nền tảng

y-nghia-thuc-su-cua-viec-phan-tich-ky-thuat-va-3-nguyen-ly-nen-tang-1.jpg

Sau một thời gian quan sát và tìm hiểu tôi nhận thấy nhà đầu tư chứng khoán Việt thích sử dụng phân tích kỹ thuật để giao dịch hơn là phân tích cơ bản. Không cần phải nói đâu xa, ngay trên diễn đàn Kakata thôi, những bài viết về phân tích kỹ thuật bao giờ cũng hot và lượt view cao hơn nhiều lần so với những bài phân tích cơ bản.


Điều này đồng nghĩa với việc những bài viết về chart chiếc các kiểu, bắt đỉnh đáy hay các mô hình giá bao giờ cũng có sức hút hơn rất nhiều so với việc phân tích mã cổ phiếu nào đó hay phân tích doanh nghiệp.

Đây là xu hướng chung rồi, hầu hết mọi người đều thích đầu tư theo kiểu "mì ăn liền" tức là cái gì phải học nhanh, áp dụng ngay được và có thể kiếm được tiền từ thị trường chứ không muốn học những kiến thức thiên về lý thuyết và có phần nhàm chán như phân tích cơ bản.

Tôi không nói phân tích cơ bản là sẽ tốt hơn phân tích kỹ thuật, vẫn có rất nhiều người chẳng biết gì về phân tích cơ bản cả nhưng họ vẫn kiếm được rất nhiều tiền từ thị trường. Vậy nên phân tích kỹ thuật vẫn hiệu quả có chăng chỉ là do chúng ta chưa học đến nơi đến chốn mà thôi.

Ý NGHĨA THỰC SỰ TỪ VIỆC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Mấy thuật ngữ này nghe phức tạp với khó hiểu quá thôi để tôi lấy ví dụ trong thực tế cho mọi người dễ hình dung. Anh em đang muốn mua một chiếc smart phone mới nhưng chưa biết phải lựa chọn như thế nào cho hợp lý. Ở đây sẽ có 2 cách để mọi người tìm ra chiếc điện thoại phù hợp cho mình:

+ Cách thứ nhất đó là ra mấy chỗ bán điện thoại, xài thử tất cả những chiếc điện thoại có trong cửa hàng và ghi chép về thông số kỹ thuật (ROM, RAM thế nào, chụp ảnh có ảo không, có chức năng gì đặc biệt, vân tay có nhạy, pin trâu không?...). Sau đó so sánh với nhau để tìm ra chiếc điện thoại ngon nhất, rẻ nhất so với giá tiền bỏ ra và đưa ra quyết định.

Đây gọi là phân tích cơ bản, chiếc điện thoại bạn đang tìm kiếm giống như mã cổ phiếu ngon, việc ghi chép giống như phân tích doanh nghiệp, việc so sánh giống như định giá cổ phiếu và so sánh với các đối thủ cùng ngành là những chiếc điện thoại khác.

y-nghia-thuc-su-cua-viec-phan-tich-ky-thuat-va-3-nguyen-ly-nen-tang-2.jpg

+ Cách thứ hai coi có vẻ đơn giản hơn đó là ở nhà lên coi mọi người review chiếc điện thoại nào tốt và được nhiều người sử dụng nhất hiện tại thì lựa chọn thôi. Bởi nhiều người chọn chắc chắn nó phải tốt nhất trong tầm giá đó rồi khỏi mất công đi test thử từng cái.

Đây gọi là phân tích kỹ thuật khi chúng ta lựa chọn mua điện thoại dựa trên những biến động cung cầu hiện tại, tức là nhiều người mua đồng nghĩa với việc nó phải tốt, nhiều người mua thì giá sẽ tăng và ngược lại.

Có thể thấy phân tích kỹ thuật chú trọng đến yếu tố kết quả và dựa vào mức độ cung cầu ngay tại thời điểm hiện tại quyết định đến giá cổ phiếu.

Điều này cũng có điểm hạn chế giống như việc một chiếc điện thoại được thần thánh hóa quá mức, đội ngũ marketing quá tốt và đánh vào tâm lý người dùng nên bán chạy như tôm tươi nhưng đến khi mua về sử dụng lại thấy chẳng được như quảng cáo.

Cổ phiếu cũng như vậy và đội ngũ marketing kia được gọi là đội lái khi họ tung tin đồn, dựa vào tâm lý đám đông để đẩy giá cổ phiếu lên nhưng thực chất nó không tốt như vậy.
NHỮNG NGUYÊN LÝ NHÀ ĐẦU TƯ PHẢI NHỚ KHI PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Có 3 nguyên lý cơ bản đóng vai trò quyết định đến việc bạn phân tích có đúng hay không đó là:

+ Giá nói lên tất cả: Mỗi cây nến trên thị trường đều ẩn chứa biết bao điều bên trong. Tâm lý nhà đầu tư lúc đó thế nào, các yếu tố kinh tế, chính trị và ảnh hưởng từ nền kinh tế vĩ mô. Vì vậy hãy chú ý đến giá và hiểu được ý nghĩa đằng sau những cây nến chứ đừng rập khuôn nó vào những mô hình hay indicator nào đó.

y-nghia-thuc-su-cua-viec-phan-tich-ky-thuat-va-3-nguyen-ly-nen-tang-3.jpg

+ Giá luôn kèm xu hướng: Sẽ có 3 xu hướng trên thị trường đó là đi lên, đi ngang hoặc đi xuống. Việc xác định được xu hướng giá tiếp theo sẽ đi như thế nào là rất quan trọng và việc này cần đến những kĩ năng trong phân tích kỹ thuật của nhà đầu tư.

+ Thị trường có tính chu kỳ lặp lại:
Tâm lý nhà đầu tư không bao giờ thay đổi vì vậy những diễn biến giá trước kia sẽ còn lặp lại trong tương lai. Vì vậy nhà đầu tư cần phải xem xét cả những diễn biến trong quá khứ chứ không chỉ chăm chăm vào hiện tại hoặc tương lai.

Phân tích kỹ thuật vẫn là công cụ đắc lực giúp nhà đầu tư giao dịch một cách hiệu quả và anh em hoàn toàn có thể thành công nếu học hành nghiêm túc.

Tuy nhiên theo tôi muốn gắn bó lâu dài với công việc đầu tư chứng khoán tốt nhất anh em nên học thêm phân tích cơ bản kết hợp với phân tích kỹ thuật để có thêm sức mạnh chiến thắng thị trường nhé.

Xem thêm:

->> Jesse Livermore: "Trên thị trường chỉ có hai loại cảm xúc đó là lo sợ hoặc hy vọng"
 
undefined